I read top-down / I read bottom-up
Ă-festival 2017
Publish on:





Panel 1 || Thảo luận 1

Personal practices of translation: Translators open up their personal process to reveal more about the nature of their practices. How is a life lived across several languages? How does one translate oneself? How is the experience of being translated, of being represented in another language? What kinds of experiments in translation can open up new possibilities for language?

    

Các thực hành dịch cá nhân: Dịch giả khơi mở những thực hành cá nhân để khám phá sâu hơn bản chất của các thực hành này. Một cuộc sống băng ngang các ngôn ngữ là như thế nào? Ta tự dịch bản thân mình ra sao? Trải nghiệm của việc được dịch, hoặc được trình hiện trong một ngôn ngữ khác? Những thể nghiệm nào trong thực hành dịch có thể mở ra những khả năng mới của ngôn ngữ?


with || với: Linh Dinh, Peter Boyle, David Payne, Chris Song, Norman Erikson Pasaribu
moderated by  || điều phối bởi: Quyên


                                            10:00-11:30am

 

Panel 2 | Thảo luận 2

Transformation: feminine experiences in writing and translations: How does the female experience present and re-present itself in writing and in the act of translation?  How do female writers translate their femininity into writing and translation? What does it mean to be a female writer and translator in societies? Do male writes question their own representation of “femininity” in their practices? This issue is not exclusive for female participants.

 

Chuyển hoá: trải nghiệm nữ trong văn chương và dịch thuật: Trải nghiệm nữ biểu hiện và biểu hiện lại như thế nào trong văn chương và trong hành vi dịch? Các nhà văn nữ dịch nữ tính của họ trong văn chương và dịch thuật như thế nào? Làm một nhà văn nữ và một dịch giả nữ nghĩa là thế nào? Các nhà văn nam có đặt câu hỏi về sự trình hiện “tính nữ” trong các thực hành của họ? Chủ đề này không độc quyền cho các tác giả nữ.

 

with || với: Thanh Phùng, Nguyễn Thuỳ Dương, Eliza Vitri Handayani, Elizabeth Allen, Nhã Thuyên

moderated by || điều phối bởi: Ellen van Neerven

 

11:45am -1:00pm
 


Panel 3 | Thảo luận 3

(In)visibilities and possibilities in translation          

As translation involves moving between fields of expression, we look at the changing capacities of expression through the lens of translation. When something cannot be expressed in one language, whether due to a language’s internal barriers of grammar and vocabulary, or from the external barriers exercised by a society, can translation open a path through such barriers? How does translation simultaneously liberate and enclose a voice? What is at stake in translating from a “minor" language into a globally dominant language?
 

(Ẩn) hiện và các khả thể của dịch:

Vì hành vi dịch di chuyển giữa các lĩnh vực diễn đạt, chúng ta nhìn vào các khả năng thay đổi của diễn đạt thông qua lăng kính dịch. Khi không thể diễn đạt điều gì đó trong ngôn ngữ này, dù là bởi các ngăn trở tự thân của chính ngôn ngữ đó, về từ vựng và ngữ pháp, hay là các ngăn trở bên ngoài quy định bởi một xã hội, liệu dịch thuật có thể trở thành một lối nhỏ băng ngang các ranh giới? Một bản dịch có thể đồng thời giải phóng và giới hạn một tiếng nói như thế nào? Điều rủi ro mất mát nào có thể xảy ra khi dịch một ngôn ngữ “nhỏ" sang một ngôn ngữ toàn cầu hơn?
 

with || với: Alec Schachner, Eliza Vitri Handayani, Jonathan Morley, Hai-Dang Phan, Lee Yew Leong

moderated by || điều phối bởi: Kaitlin Rees

2:00-3:15pm


 

Panel 4 | Thảo luận 4
 

Transnation: questions of country and identity: A language represents a nation, its treasure, but does a nation therefore own its language or use it to indicate a people’s identity? Language belongs to the people who use it, to the community that embraces and nurtures it. To what extent is a nation and national identity defined by language?

 

Xuyên quốc gia: những câu hỏi về xứ sở và căn cước: Một ngôn ngữ biểu thị một quốc gia, là tài sản quốc gia, nhưng liệu quốc gia có đương nhiên sở hữu ngôn ngữ đó hay có thể dùng nó chỉ định căn cước dân tộc? Ngôn ngữ thuộc về những người dùng nó, thuộc về cộng đồng ôm giữ và làm ngôn ngữ nảy nở. Ngôn ngữ định nghĩa quốc gia và căn cước quốc gia ở mức độ nào?

 

with || với: Ellen van Neerven, Martin Villanueva, Tse Hao Guang, Vũ Anh Vũ + Ngân, Joshua Ip

moderated by || điều phối bởi: Elizabeth Allen

3:30pm - 5:00pm



 

Panel 5 | Thảo luận 5

English is (not) my (mother) tongue: personal choices in language use

What does it mean to be a “native” speaker and writer? Could a lack of this “native”ness engender different beauties? What are the limits and liberations that come with writing in a dominant language, i.e. English? What are the implications when people formerly and currently colonized by Western empires (un)consciously choose to acquire the tongue of their oppressor? Does this choice today have to do with the pressure to publish and be visible? Could it be a completely personal choice? How do (foreign) writers undo the transactional and capitalistic aspects of globalized English? What constitutes oppression and violence in (major or minor) languages? What strategies of re-mixing and self-translating between languages are being practiced today? What new communities are being formed? Could we speak the same language?
 

Tiếng Anh (không) là tiếng (mẹ đẻ) của tôi: những chọn lựa cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ
 

Ý nghĩa của việc là một người nói và người viết "bản địa" là gì? Liệu sự thiếu vắng tính ''bản địa'' này có thể tạo sinh những vẻ đẹp khác biệt? Đâu là những giới hạn và tự do đi kèm với việc viết bằng một ngôn ngữ trội, tỉ dụ như tiếng Anh? Những người dân của các nước thuở trước và gần đây bị thuộc địa hóa bởi các đế quốc châu Âu có ẩn ý gì khi (vô) chủ ý lựa chọn thụ đắc ngôn ngữ của kẻ áp bức? Chọn lựa này ngày hôm nay có liên quan gì tới áp lực xuất bản và hiện diện? Liệu đó có thể là một chọn lựa hoàn toàn cá nhân? Làm cách nào những người viết (ngoại quốc) tháo gỡ các khía cạnh mang tính giao dịch và tư bản của tiếng Anh toàn cầu hóa? Điều gì cấu thành nên tính đàn áp và bạo lực của các ngôn ngữ (chính hoặc phụ)? Những chiến lược tái-phối và tự-dịch nào giữa các ngôn ngữ đang được thực hành hiện nay? Những cộng đồng mới nào đang được định hình? Liệu chúng ta có thể nói cùng một thứ tiếng?
 

with || với: Joshua Ip, Eliza Vitri Handayani, Quyên, Du Nguyên, Nguyễn Thuý Hằng, Trần Tiễn Cao Đăng

moderated by || điều phối bởi: Ngân

 

10:30am -12:00pm

 

Panel 6 | Thảo luận 6

Activity & receptivity in literary communities

A roundtable sharing of experiences in the field/works of publishing and ongoing projects. How have our practices evolved over time across our different landscapes? What can one learn from another about survival? How does the concept of world literature change with the emergence and existence of more translation journals? What is working beautifully? How are fun/play/pleasure involved and (not) functioning in the work of making things? Can we be seriously joyful?
 

Hành động và đón nhận trong các cộng đồng văn chương
 

Một chia sẻ bàn tròn về các kinh nghiệm trong lĩnh vực/ hoạt động xuất bản và các dự án đang tiếp diễn. Các thực hành của chúng ta đã mắc nối và mở rộng ra sao theo thời gian qua các không gian khác nhau? Ta có thể học được những gì từ một người khác về tồn tại? Khái niệm văn chương thế giới đã thay đổi ra sao cùng với sự tồn tại và nở rộ của các tạp chí dịch thuật? Vui thú/trò chơi/hoan lạc tham gia và (không) đóng vai trò gì trong quá trình tạo tác mọi thứ? Liệu chúng ta có thể thực sự vui vẻ?
 

with || với: Joshua Ip (Sing Lit Station), Eliza Vitri Handayani (InterSastra), Greg Nissan & Jake Schneider (SAND), Lý Đợi + Ngân (Giấy Vụn), Kaitlin & Nhã Thuyên (AJAR), Tse Hao Guang (Of Zoos), Lee Yew Leong (Asymptote)
 

moderated by || điều phối bởi: Elise Luong

1:30pm-3:00pm



 

Workshop 1 | Xưởng chữ 1

Translating the Untranslatable || Dịch điều bất khả dịch with || với: Greg Nissan + Jake Schneider

Weltanschauung. 木漏れ日. חוצפה. Everyone has a favorite untranslatable word to pull out at parties. But translators defy this for a living. (Worldview, dappled sunlight, gall.) In fact, untranslatable moments are what poetry translators sharpen our knives on. This is when we become poets ourselves, trying to accommodate a whole shopping list of obscure demands in the marketplace of a new language. With none of the same ingredients, we achieve a familiar flavor.

These puzzles are rooted in a few recognizable challenges. The poet draws on the specifics of her own language: sound repertoires, cultural associations, grammatical structures, poetic traditions. Sometimes she even coins words that seem to fit in her language’s dictionary. She might bring in certain dialects, other languages, or even bird calls.


In this workshop, we will start with a general discussion of “untranslatability” and consider several examples together. We’ll then break into smaller groups, which will each attempt to compose a creative translation in various language pairs, keeping track of our strategies. After the festival, we will create a chapbook with our discoveries, including snippets of our translations and discussions.

Weltanschauung. 木漏れ日. חוצפה. Ai cũng có một từ bất-khả-dịch yêu thích để "khoe" nơi bàn nhậu. Nhưng công việc của dịch giả là thách thức khái niệm này. Thực tế, khoảnh khắc bất-khả-dịch giúp những người dịch thơ mài giũa lưỡi dao của mình. Đây là khi chính chúng ta, dịch giả, trở thành nhà thơ trong nỗ lực đáp ứng những yêu cầu mơ hồ của một ngôn ngữ mới. Với những nguyên liệu lạ, nhiều khi chúng ta tạo được một hương vị quen.

Những câu đố này bắt rễ từ một vài khó khăn có thể định dạng được. Nhà thơ sử dụng những đặc thù trong ngôn ngữ riêng của mình: vốn liếng âm thanh, hiệp hội văn hoá, cấu trúc ngữ pháp, truyền thống thơ ca. Đôi khi nhà thơ còn chế tạo ra những từ nghe có vẻ phù hợp trong từ điển tiếng mình. Cô ấy có thể dùng thêm một số phương ngữ, tiếng nước ngoài, thậm chí cả tiếng chim kêu.

Trong xưởng chữ này, chúng ta sẽ bắt đầu với một thảo luận chung về tính "bất khả dịch" qua một số ví dụ. Sau đó, chúng ta sẽ chia thành các nhóm nhỏ hơn để soạn ra các bản dịch sáng tạo từ những cặp ngôn ngữ khác nhau và quan sát các chiến lược của nhau. Sau hội thơ, chúng ta sẽ tạo một chapbook với những khám phá này, gồm các đoạn trích từ các bản dịch và thảo luận của chúng ta.

 

Registration: To register for the workshop, please send an excerpt of a text (up to 10 lines or 100 words) that you find “untranslatable” in some way to untranslatable@sandjournal.com. We welcome texts in any language, with the idea that either the original language or the target language will be English, for the sake of discussion. Please let us know your native language(s) and any other languages you speak so that we can coordinate groups.
 

Đăng ký: Để đăng ký tham dự workshop, xin vui lòng chọn một đoạn trích từ một văn bản (nhiều nhất là 10 dòng hoặc 100 từ) mà bạn thấy "bất khả dịch" ở một mặt nào đó, và gửi đến untranslatable@sandjournal.com. Chúng tôi hoan nghênh các văn bản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, miễn sao ngôn ngữ gốc hoặc ngôn ngữ mục tiêu là tiếng Anh để dễ dàng thảo luận. Hãy cho chúng tôi biết tiếng mẹ đẻ của bạn và bất kỳ ngôn ngữ nào bạn biết để chúng tôi có thể điều phối giữa các nhóm.

 

10:00am- 12:00pm

 

Workshop 2 | Xưởng chữ 2

The Secret in Poetry || Bí mật của thơ with | với Jonathan Morley

 

Ted Hughes described Eastern European poets writing under the shadows of the twentieth century as "prophets speaking somewhat against their times, though in an undertone, and not looking for listeners... making audible meanings without disturbing the silence". We will consider how understatement, obliqueness and even concealment may assist in purifying and awakening the poetic voice, looking at a selection of poems from Ireland and the Caribbean, interspersed with practical writing exercises.

 

Ted Hughes mô tả các thi sỹ Đông Âu sáng tác dưới thế kỷ 20 tăm tối như là “những nhà tiên tri phát ngôn chống lại thời đại, dù chỉ như những giọng ngầm không đoái hoài đến người nghe… tạo ra các nghĩa nghe được mà không cần quấy nhiễu sự tĩnh lặng”. Chúng tôi sẽ chú tâm vào khả năng dự phần của sự lược giản, sự xuyên tạc và thậm chí là sự che đậy trong việc thanh lọc và thức tỉnh tiếng thơ, xem xét các bài thơ được chọn từ Ai-len và vùng Caribê, xen kẽ cùng các thực hành viết.

 

Materials: You do not need to bring your own poems - but come with a secret.

Chất liệu: Bạn không cần thiết phải đến cùng thơ của mình - nhưng hãy đến cùng một bí mật.
 

Workshop limited to 12 people

Xửởng chữ chứa tối đa 12 người

 

1:00- 2:30pm

 

Workshop 3 | Xưởng chữ 3

Researching for poetry || Nghiên cứu cho thơ with || với Hai-Dang Phan

How ought a poet research? What do poets talk about when we talk about research? In this workshop we will explore hands-on how poets use research in reflective and reflexive ways, through forms and techniques as varied as dramatic monologue, erasure, collage, citation, and hybrid prose poem. Participants will be encouraged to draw on their own research interests while generating new work and imagining future archives.

 

Một nhà thơ phải nghiên cứu như thế nào? Các nhà thơ nói gì khi nói về nghiên cứu? Tại xưởng chữ này chúng tôi sẽ thực hành khám phá cách các nhà thơ sử dụng nghiên cứu theo phương thức phản chiếu và phản thân, thông qua các hình thức và kỹ thuật phong phú như độc thoại nội tâm, tẩy xóa, cắt dán, trích dẫn, và lai ghép thơ văn xuôi. Những người tham dự sẽ được khuyến khích tới gần hơn các hứng thú nghiên cứu của họ trong khi tạo sinh tác phẩm mới và tưởng tượng về các thành tựu tương lai.

Materials: If possible, bring an image, document, or small object related to your current research and writing interests.

Chất liệu: Nếu có thể, mang theo một hình ảnh, văn bản, hoặc vật thể nhỏ liên quan tới các mối quan tâm viết lách và nghiên cứu gần đây của bạn.


 

3:00-4:30pm


 

Workshop 4 | Xưởng chữ 4

Street poetry || Thơ vỉa hè with || với Linh Dinh

 

Since so much of contemporary poetry is media-based, this workshop will discuss and facilitate ways of writing, and living, more directly. Vietnamese have never shunned the crowd, funky smells and overheard conversations, so let's not become disembodied neurotics now. Instead, let's repel this Western disease with plenty of vỉa hè love of life and vigor!

 

Bởi quá nhiều thơ đương đại là những sáng tác dựa trên truyền thông, xưởng chữ này sẽ thảo luận và đơn giản hóa các cách thức viết, và sống, một cách trực tiếp hơn. Tiếng Việt chưa bao giờ lảng tránh đám đông, mùi hôi hám, và các trò chuyện trên trời, cho nên thôi đừng trở nên những kẻ loạn thần kinh hồn lìa khỏi xác lúc này. Thay vào đó, hãy cự tuyệt căn bệnh phương Tây này cùng thật nhiều tình yêu đời và sức sống vỉa hè!
 

Materials: Each participant is asked to bring in a poem, by another poet or him/herself, that embodies this vỉa hè approach.

 

Chất liệu: Mỗi người tham gia cần mang theo một bài thơ, của mình hoặc người khác, biểu hiện lối tiếp cận vỉa hè này.

 

3:30-5:00pm

 


 

Workshop 5 | Xưởng chữ 5
 

Translation Lab || Lab dịch with || với Kaitlin Rees & Hải Yến


By all means, translate! In this workshop lab, pairs and small groups will come together to experiment and play with different methods of translation, using both their experience and their innocence of other languages. The meeting will open with the creation of a shared list of possible rules, frames, constraints that the pairs/groups could work inside while translating. After that, the meeting will transform into a seriously playful working session in which authors and translators sit together to carry various original texts across into other languages and non-languages.

 

Bằng mọi phương kế, dịch! Tại xưởng chữ thí nghiệm này, các cặp đôi và các nhóm nhỏ sẽ cùng nhau thử nghiệm và chơi với các phương pháp dịch khác nhau, vận dụng cả các kinh nghiệm và sự ngây thơ của mình với các ngôn ngữ khác. Cuộc gặp gỡ sẽ mở ra cùng những tạo sinh mới một danh sách các quy luật, các khung, các ràng buộc khả hữu mà các đôi/nhóm có thể cùng làm việc nội bộ trong suốt quá trình dịch. Sau đó, cuộc gặp gỡ sẽ chuyển hóa thành một phiên làm việc vui chơi nghiêm túc nơi các tác giả và dịch giả ngồi lại cùng nhau để mang các văn bản gốc hoà sang các ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khác.

 

Materials: We’ll work from a collection of previously submitted festival poems as the starting point for these experiments and practices. Workshop participants need only bring a wide-open imagination.

 

Chất liệu: Chúng mình sẽ làm việc từ một tuyển tập các bài thơ của hội thơ đã được gửi từ trước như là điểm khởi đầu với các thực hành và thử nghiệm. Các thành viên của xưởng chữ chỉ cần đến cùng một trí tưởng tượng rộng mở.

 

5:30-7:00pm

 

 

***you can also visit the festival blog to meet the participants***

 

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR