we are all learning to utter our names
phim và haiku
Author: Werner Penzel
Published on: 9/10/2015 5:03:46 PM

Nghĩ trong những từ ngữ, viết ra các từ, đọc, nói ra chúng, tôi cảm thấy một nỗi thân thiết đặc biệt với những từ ngữ kề cạnh cùng nhau trong những không gian nào đó. Và với từ ngữ, như một phương tiện, tôi đã hầu như thành thực, có thể đã quá chừng thành thực. Bởi thế, rời khỏi chúng, học cách nói chỉ bằng hình ảnh, tôi đã gặp mình trong sự im lặng ấm áp (tự nguyện) mà sự đầu hàng mang chở đôi khi.
 
Trong thế giới không ngôn từ, tôi không cần những múi cơ từ vựng cũ, tôi không cần diễn tấu trải nghiệm trong từ ngữ, diễn tấu cảm giác vào suy tưởng. Để cảm giác là, để sự vật là. Trong thế giới này, tôi cảm thấy sự chuyên tâm của mình chuyển dịch vào thời gian và cơ thể.
 
Khi nào một khoảnh khắc khởi sự, khi nào một khoảnh khắc kết thúc? Khi tôi hít vào, khi tôi thơ ra chăng? Trái tim tôi đang làm gì? Chính xác thì điều gì làm nó đập nhanh hơn, điều gì làm nó thít lại?
 
Tôi thích haiku vì nó đòi hỏi sự nén đọng và tính thiết yếu. Trong những giới hạn của cấu trúc ba-dòng đơn giản, ta có thể chạm vào lõi sự vật. Việc sử dụng cấu trúc thi ca này trong việc làm phim đòi hỏi một sự thiết yếu tương tự được mang lại trong một khoảnh khắc ngàn vàng. Và bởi vì việc tuân theo các quy tắc này khá dễ dàng, nên thậm chí một người tình lơ đãng của ngôn từ cũng có thể làm ra một bộ phim 3 cú máy.

- Kaitlin Rees
dịch bởi Nhã Thuyên

***

TẠI SAO HAIKU?

Đôi khi ta thấy hay cảm nhận từ xung quanh một khắc vui, một nét buồn thuần túy. Có thể là cơn gió nhẹ phập phồng luồn qua một sạp báo trong một ngày xuân nắng rộm. Hay một thoáng hương trong gió chạm tới ta khi ta bước chân xuống xe buýt, hay khi ai đó cong người chuyển đồ từ xe hơi. Có một chút buồn buồn ở dưới chân, và khi cúi xuống ta thấy:

một chú cua con
leo lên chân tôi –
nước trong vắt

Hoặc khi ta đang nằm thức, cô đơn với những suy nghĩ của chúng ta, và khi quay lại nhìn
đồng hồ

nửa đêm
cánh cửa xa
đóng chặt

và chúng ta cảm thấy cô đơn hơn, vì cái tồn tại bên kia cánh cửa đó, hơn là khi ta đang chẳng nghĩ đến bất kì ai cụ thể bất cứ nơi đâu trên thế giới này.

Bài thơ đầu tiên trong hai bài thơ ngắn trên được Matsuo Basho viết 300 năm trước. Bài thơ thứ hai Ozaki Hosai viết ở thế kỉ 20. Cả hai bài thơ đều là haiku.

Jean-Luc Godard đã từng nói: “Một bộ phim bao gồm ba phần: mở, thân và kết – nhưng không nhất thiết phải theo trật tự đó”.

Chuyển từ việc viết - haiku sang làm phim có thể là con đường ngắn nhất (nhưng không nhất thiết là dễ nhất) để làm phim: ba cú máy tạo thành một bộ phim.

Bằng cách thực hành việc làm phim Haiku, chúng ta có thể khám phá và học được điều thiết yếu để làm một bộ phim mà không phải quá bó hẹp trong lý thuyết hoặc các thể loại phim, mà quan trọng hơn là vừa học vừa làm, vừa học vừa khám phá, để thấy sự kỳ diệu mỗi khoảnh khắc và ghi lại những khoảnh khắc đó song song với việc chạy máy quay.

Không chỉ là việc chấp nhận những điều bất ngờ không chủ ý mà ta cũng học học cách khám phá những cách thức để sự ngẫu nhiên và chủ ý cấu trúc trong quá trình biên tập có thể hòa hợp cùng nhau.”
- Werner Penzel


***

Những phim haiku dưới đây được sinh thành từ workshop ba ngày mang tên HAIKU happens với Werner Penzel tại Hanoi Doclab, mùa thu 2014. “HAIKU happens” là một thể loại làm phim mới và cởi mở - lấy cảm hứng từ nghệ thuật thơ Haiku Nhật Bản, đó là: làm một bộ phim chỉ với 3 hình ảnh chuyển động.

1. em cá, phim cửa Trần Ngọc Sáng





haiku cho em cá

Tôi đã chết trước khi người đến
Với lòng tay khâu mạng lưới
Thủy triều chết chóc riêng tôi

- Jacques Smit



Mặt trời đỏ
dập dềnh mắt cá
nằm ngang

Đinh Trần Phương


2. góc khuất, phim cửa Phan Lê Chung



haiku cho góc khuất

Váy trắng phơi bay
bàn tay ngưng lại
bầu trời mùa xuân


Đinh Trần Phương



3. circles, phim của Nhã Thuyên



haiku cho circles 

Trăng sớm
ni sư đứng trước biển
những con sóng hiền hòa


Đinh Trần Phương



4. a man in a night dance club, phim của Phạm Thị Hảo


 

5. em trở thành ai, phim của Kaitlin Rees

 

6. cái bát bơi, phim của Đồng Thảo

 

 

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR