một kẻ băng ngang đường không đợi đèn
Tròng trành
Author: Christophe Robert
Published on: 11/23/2017 8:08:37 PM

Hồ Thanh Vân dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của Linda Le
 


Đáp lời mời gọi của Saint-John Perse trong Lưu đày, “Và là giờ, này Thi sĩ, / từ khước tên ngươi / sự ra đời và giống nòi ngươi”, các vần thơ của Armand Robin dường như ứng vọng khi kết lại bài thơ “Vô xứ” trong tập Thế giới một giọng nói: “Với mọi thời ta sẽ là người ngoài kỳ lạ: / Ta sẽ dành tháng ngày ta tiêu hủy đời ta”. Lời tuyên này có thể làm đề từ cho các câu chuyện của tôi, nơi các nhân vật chính tựa như những phân tử rời rạc, mà lại tạo thành những hạt nhân đối kháng, nơi các câu hỏi quanh sự thuộc về một sắc tộc, một nhóm, một quốc gia không vượt qua suy tư ngầm ẩn về con người và những kẻ vong cội.

Theo cách tôi cho y trình làng, kẻ vong cội, khi cứ mải miết hồi tưởng, đòi quyền gạch xóa lai lịch bản thân, dẫu không dùng đến nó. Cư dân một no man’s land khi đã vượt qua mọi đường phân tuyến, đã phân thân làm một Hermès, mang tới miền đất trú ngụ những thông điệp của nơi khác, y không đến nỗi phủ nhận cội nguồn, bởi như thế sẽ là bội giáo hòng biến mình thành kẻ thuyết giáo cho một hội đoàn lừa phỉnh trong một tập hợp chẳng thuần nhất hơn cộng đồng y xuất thân, dẫu xi măng của nó có là ngôn ngữ. Nếu làm phiên dịch cho tôi, y làm trong tâm thế vọng ngoại. Nếu y hiện thân cho một triết lý, thì đó là tư tưởng Prometheism. Nếu y theo một tôn giáo, thì đó là tôn giáo của chủ nghĩa chiết trung. Nếu y tự cô lập, thì là để xuống sâu trong chính mình, thấm nhiễm những ảnh hưởng khác nhau song vẫn bảo tồn tính đơn nhất. Nếu bơi giữa hai dòng, y tránh cái cạm bẫy ngầm khiến y hết còn không thể phân loại. Nếu y đánh lừa các kỳ vọng, thì là với niềm mong mỏi phá bỏ khuôn mẫu. Nếu y té ra là sinh vật lưỡng phân thì y mưu toan biến một hợp kim nhị nguyên thành một tổ hợp đa dạng. Nếu để cho các tư tưởng đối nghịch va đập nhau, y vẫn có bằng ấy năng lượng cố kết. Nếu các căn tính tinh thần gắn kết y với nghệ sĩ năm châu bốn biển, thì y cũng dùng chúng như chừng ấy tấm giấy thông hành thâm nhập chủ nghĩa thế giới. Nếu y té ra là một điện tử tự do, thì là để làm một nhân tố kết nối, đảm bảo sự tương thông giữa những vũ trụ kín bưng.

Được đưa vào học trường Pháp từ tấm bé, tôi đã lớn lên ở Việt Nam như người ngoài, ngu ngơ về nền văn học, về truyền thuyết dân gian Việt Nam, hay đọc tác gia đất nước hình lục lăng hơn là tác phẩm Trung Hoa kinh điển. Truyện cổ Perrault đã dung dưỡng tôi, tôi háo hức sử dụng từ ngữ đặc Pháp, tinh thần tư duy hằn dấu ấn văn hóa Tây phương, trí não tôi dần trở thành cái bình chứa một phần nhỏ tri thức gắn với văn minh Âu châu. Cha tôi, tín đồ Công giáo mộ đạo, người đọc Kinh Thánh cần mẫn, có lẽ đã muốn truyền cho chị em tôi niềm say thi ca đất Việt. Thế nhưng mẹ tôi, mê Pháp, đoán định chúng tôi sẽ có tương lai xán lạn hơn nếu nhuần nhụy lời ăn tiếng nói một xứ xa. Chồng mẹ mơ Hong Kong, mẹ lại mộng bờ biển Côte d’Azur. Cha nhất dạ Nguyễn Du, mẹ lại một lòng De Gaulle. Người thắng thế là mẹ: bốn đứa con mẹ được trao gửi vào tay các thầy cô trường Colette, rồi trường Marie Curie. Cuộc chiến đảo điên khiến mẹ nghĩ sẽ có ngày chúng tôi phải di cư, rời châu lục ấy đi tìm những chân trời mới. Ở nhà, chúng tôi nói một thứ ngôn ngữ kỳ khôi, pha trộn tiếng Việt với tiếng Pháp. Tôi ngày càng gượng gạo khi phải đặt câu dài bằng tiếng mẹ đẻ, chật vật đọc hiểu tiểu thuyết của các đồng bào vĩ nhân, ngốn ngấu tác phẩm xuất bản ở Paris, tìm cách để tuyệt đối hiện đại, theo chân Rimbaud, khám phá được khi ấy. Tôi không rõ hiện đại mang nghĩa gì trong trường hợp của tôi, một cô nữ sinh cấp Hai không cảm thấu Khổng giáo song lại đã mê mẩn những nhân vật như Cassandre, Électre hay Antigone. Tôi chỉ có ý thức là mình bị giằng xé: tôi hấp thu những ánh sáng hoàn thành nốt việc làm tôi khác biệt, nhưng sự khác biệt ấy không phải lúc nào cũng dễ sống, tôi đào hố thẳm giữa tôi, bị cám dỗ trước tất cả những gì phương Tây đưa ra dẫn dụ, và cha tôi, một lòng một dạ với quê hương. Tôi hoài công tự nhủ mình sẽ tìm thấy vĩnh phúc khi mở lối độc đạo, khi đoạn tuyệt với truyền thống, tôi không sao dứt khoát được mà không phân vân, theo cách tự triệt mọi sự trở kèo.

Với tôi, mặt trời mọc đằng Tây, còn trong mắt cha tôi đằng Đông mới là nơi hé mở một khả năng về nguồn. Tôi để mai một những gì mình biết về châu Á, mong được mở mang về chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa vị lai, phong trào dada, mọi phong trào khai tân. Tôi khát khao trải nghiệm điều Victor Segalen gọi là cảm giác về Cái Đa Dạng: chủ nghĩa ngoại lai của tôi, ấy là niềm ham thích những gì là đối cực với tôi. Tôi miệt mài đèn sách hòng vượt trên bạn học, tôi khẳng định mình bằng cách trưng ra sự độc đáo của mình, và sự độc đáo ấy nằm ở việc sử dụng hệ thống thời quá khứ tiếp diễn thể giả định và dùng vô tội vạ những từ lóng lỗi thời, mót nhặt của Victor Hugo. Sự tò mò với châu Âu và các thành cổ của nó càng trỗi dậy, tôi càng có cảm giác mình rời xa cha, và sự bứt tách ấy, rất lâu trước khi tôi di cư và, mặc lòng, để cha lại Sài Gòn, khơi dậy những nỗi ăn năn, một cảm giác phản bội khôn tả.

Tôi còn là con bé mới lớn, chực thiêu rụi những gì mình từng mê thích, đổi ý như thay áo, chỉ duy lòng ham thích tác phẩm của các nhà văn Pháp là không suy suyển. Nhưng vậy chẳng phải là đi mượn y phục bó cứng tôi lại sao? Vội vã trốn khỏi khuôn khổ hạn hẹp nơi mình lớn lên, chẳng phải tôi tự nhốt vào một tình thế giằng co buộc mình bội thề và mô phỏng sao? Chẳng phải tôi vi phạm lời thề tận tâm với cha sao? Các thành ngữ tôi chiếm hữu chẳng biến thành hàng nhái, hàng xóa nhãn, khi tôi lấy chúng làm của mình sao? Tôi nửa nạc nửa mỡ, có dung mạo Á Đông, song lại chỉ như cá gặp nước khi thả mình thăm dò những cái bẫy và ẩn ngữ trong văn phạm tiếng Pháp. Tôi không thực sự Tây hóa, ấy vậy mà, tôi lại chèo lái theo cách dần lùi xa, mỗi ngày thêm một chút, khỏi bến đậu của mình.

Chiêm nghiệm ấy, sang tuổi người lớn tôi mới có được, khi nhận ra mình đã để rơi rụng những mảnh vụn tiếng Việt còn dập dềnh trong những hồi quang. Sự năng đọc một số tác phẩm, nhất là tác phẩm của Cioran, đã kích thích cơn thèm tôi với những tác phẩm siêu vượt sự bắt rễ bén thổ. Tôi chỉ tôn sùng văn chương đại đồng nơi, theo Claudio Magris, ta phá bỏ những đường biên giả để dựng những đường biên khác và chặn đường cái Ác. Sau bao mò mẫm, khi, đã lập cư ở Paris, đi vào sáng tạo hư cấu, tôi lo sao để đừng có thiên kiến, để đón lên những chiếc xuồng ọp ẹp của mình một hợp đoàn quốc tế những kẻ đắm tàu. Tiếng Pháp không phải là hạ sách hay kế cùng của kẻ nhập cư: trong sự bất tốn, tôi tuyên xưng là mình làm chủ nó, đọ độ lạ với những người bản xứ đã ngoặt sang những miền chiêm bao, xa nơi chôn rau cắt rốn. Kỷ niệm về Việt Nam nhòe đi rồi lại trỗi dậy, tôi dao động giữa hai vị thế đối nghịch: không sục tro tàn dĩ vãng lên và gợi lại những sự kiện đã qua; tôi thử ghép cộng sinh: tôi bơm những mảnh thần thoại vào khi kể chuyện những kẻ mất gốc; tôi tạo dáng tạc hình những nhân vật có thể tuyên, giống Benjamin Fondane trong “Bài ca người di trú”: “Ta chẳng thuộc xứ nào / đất liền ta là những gì tròng trành / bến cảng ta là sự ngả nghiêng”; tôi cố đẩy lùi mọi giới hạn, điều ấy không tránh khỏi trắc trở gập ghềnh. Tôi trả giá cho ý chí được nằm bên rìa, nơi sự xua gạt nỗi nhớ, mà hẳn sẽ đưa tôi về lại phía sau, phía những tháng năm Sài Gòn, và sự phục hoạt những rối nhiễu vì tột cùng hướng nội, mà hẳn sẽ làm cái bị dồn nén trở lại, nhập quyện vào nhau. Nhưng tôi đã phá vách sân khấu nội tâm mình, vốn ken đầy các nhân bản của tôi, những kẻ cư trú bất hợp pháp nhập lậu cuộc đời này, để mở cửa cho những cá nhân tạo ra từ hư vô. Có đôi khi họ rút tinh chất mình từ những lãnh thổ lưu tồn dấu vết của Việt Nam, còn đa phần không từ đâu đến mà chỉ là sản phẩm của trí tưởng tôi. Tôi yếu lòng bảo vệ tính tiểu thuyết và chưa làm sáng tỏ bí ẩn của sự chuyển hóa những tròng trành, rách xước và tang thương thành những từ ngữ mà ta ráng, trong một sự ương ngạnh hung cuồng, lấy dao trổ khắc.

 

Tangages của Linda Le, trong  Vietnam, Le destin du lotus. Riveneuve Continents (Revue des littératures de langue francaise), Số. 12, Mùa thu 2010, tr. 20-24. Bản dịch được thực hiện với sự đồng ý của tác giả.

 
AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR