đếm số lượng vi khuẩn cơ thể người bỏ lại trên giường
Những tồn tại chuyển rễ của gốc nguồn không biết: Vài ghi chép về Linda Le và sự dịch
Author: Christophe Robert
Published on: 11/23/2017 7:55:56 PM

Kẻ chuyển rễ

 

Trong một bài viết tiếng Pháp xuất bản năm 2010, Linda Le đã lập bảng phả hệ các tác phẩm và công việc của mình dưới tư cách một nhà văn. Cô định nghĩa con người như thể những tồn tại chuyển rễ – ít nhất là với những con người được cô kiến tạo trong các cuốn sách của mình.

 

Những kẻ chuyển rễ quan sát và nghe ngóng. Ở các môi trường mới, họ chạm trán những chòm sao ảnh hình trí tưởng, phổ từ hệ ngôn từ và truyện kể dị biệt, từ âm vang và niềm bí ẩn của những chuyện trò xa lạ. Những kẻ chuyển rễ đôi khi gặp nạn đắm tàu, dập dềnh giữa những vùng không thời gian mới, trên tay thủ sẵn vài mống vật liệu hòng thăm dò những môi trường lạ lẫm. Đó không cứ phải là những hòn đảo: vừa dạt từ bờ này sang bờ khác vừa thâu khắc những kí ức mới là một trong những hình dung chủ đạo về căn tính của Linda Le.          

 

Với cô, căn tính chao đảo. “Tangages” (Tròng trành), nhan đề một văn bản được viết bằng tiếng Pháp, chỉ chuyển động lắc lư của một con thuyền trên biển lặng. Căn tính cậy nương những vụn vỡ, những kí ức mơ hồ, và một sự biết cũng “tròng trành” như thế. Nó tồn tại trong sự biến thiên, trong đà dịch chuyển. Có khi di trú, có khi mất mát, nó quy hồi và dấn tiến. Điều này cuối cùng dẫn dụ sự viết: chẳng hạn, viết về lưu đày, về những ngôn ngữ người ngoài, và về sự dịch.

 

Linda Le mở đầu Par ailleurs (Những nơi khác, Bourgois, 2014), tập suy ngẫm về các nhà văn lưu vong, bằng việc phân tích truyện ngắn “Amy Foster” của Joseph Conrad, kể chuyện một chàng thủy thủ Balan gặp nạn đắm tàu phải tìm chốn nương thân nơi một thị trấn duyên hải nước Anh. Chàng bị cô lập. Dân địa phương không hòa hảo với chàng. Họ nhìn chàng như kẻ tà tâm, hoang dã, một tên mọi rợ, bởi họ không hiểu nổi cả ngôn ngữ lẫn điệu bộ chàng. Sau cuộc hôn nhân của chàng với Amy Foster, sự cự tuyệt của người bản xứ tuyệt đối dữ dằn tới mức chàng không thể định cư lại thị trấn. Hệ quả, mọi nỗ lực kết giao của chàng thủy thủ mắc cạn trở nên phản tác dụng thảm hại. Le khởi sự những ngẫm ngợi của mình về lưu đày bằng một trường hợp tới hạn, một vụ đắm tàu theo nghĩa đen và các biến thể của nó trong những cuộc đối đầu với cái khác nơi trị trấn nhỏ. Trong Par ailleurs, cô thong dong đi từ Edward Said qua Anna Seghers, Georges Perec, Blanchot và Artaud, tới những người khác. Từng mảnh vỡ một, cô sắp góp nối thành một bức khảm suy tưởng từ các nhà văn viết về nỗi lưu đày. Tôi hình dung cuốn sách gần đây này như thể sự nối dài cuộc khám phá đắm đuối văn chương ngoại quốc khởi sự từ khi cô còn là một nữ sinh tuyệt đối hiện đại ở Sài Gòn, giữa một Việt Nam thời chiến suốt những năm đầu thập niên 70 thế kỉ trước.

Tôi dịch văn bản này để thăm dò những quan điểm của Linda Le về sự dịch, những ám ảnh của cô với ngôn ngữ, với ngữ pháp tiếng nước ngoài, và những tính hiện đại phá cách. Cô mở những tiểu lộ sáng tạo để thăm dò những bản ngã xê dịch và những căn tính được nối kết với lối phát lời mới, những vùng đất cùng những phong tục mới. Gần như chẳng có gì là mặc định, mọi vị trí đều bấp bênh. Cảm giác trôi dạt là một trải nghiệm đặc thù; cũng có thể gợi liên hệ tới hành trình vượt biển, khám phá, và lâm nạn. Từ xa xưa, những con tàu đắm cùng những kẻ chiêm ngắm đã là chủ đề khơi gợi suy tư  triết học, mà Robinson Crusoe là một ví dụ văn chương nổi tiếng vào bậc nhất.

Tôi dịch văn bản này của Linda Le bởi cô hình dung căn tính, lấy ngôn ngữ làm nền tảng, cũng giống như sự dịch, cũng lỏng, mở, và đa bội như thế. Cô từ khước những ranh giới và định nghĩa hư ngụy về căn tính xác lập dựa trên phép loại trừ lấy cơ sở từ những căn rễ địa vực và văn hóa – những thứ liên hồi biến chuyển.

Linda Le viết tiếng Pháp. Cô hân hưởng sự đón nhận từ phía giới phê bình ngay từ cuốn sách đầu tiên. Cô xuất bản dưới tay các biên tập viên danh tiếng và xuất hiện thường xuyên trên báo chí Pháp. Ở văn bản này, cô giải thích sự nảy sinh của ham muốn viết tiếng Pháp trong mình tuổi niên thiếu ở Sài Gòn thời chiến. Tiếng Pháp trong cô neo đậu nơi những vỉa tầng kí ức thẳm sâu hơn, được thụ truyền những kinh nghiệm dịch thuật, di trú, và lưu đày. Một số tác phẩm của cô đã được dịch sang tiếng Việt, và cô cũng hưởng sự phản hồi tích cực từ giới phê bình Việt Nam. Đôi khi cô về thăm nước Việt, như lần năm 2013. Những bản dịch mới các tác phẩm của cô cũng đang được tiến hành trong nước.

Những quan niệm của cô về căn tính và chủ thể tính chối từ cặp nhị phân ngã/tha. Cô phủ quyết kiểu tư duy lưỡng cực “mình/họ” lấy nền tảng từ sự đối lập bạn/thù. Thay vào đó, cô đề xuất sự dịch chuyển, sự dịch, những luồng chảy của ảnh hình và ý tưởng song song những tiểu lộ di trú, thiên cư, và lưu đày.


 

Những gì mà Linda Lê và các nhân vật hư cấu của cô trải nghiệm âm vọng trong văn học toàn thế giới. Cô cởi mở thừa nhận món nợ mình mang với các nhà văn và các học giả khác. Trong Par ailleurs, cô nhắc nhủ mối hàm ơn đặc biệt với Edward Said và những chiêm nghiệm của ông về sự lưu đày.

 

Những gốc nguồn không biết

 

Trong thập niên 70 thế kỉ trước, vì chiến tranh, Linda Le trốn chạy Việt Nam, xứ quê nhà. Giờ đây, cô viết tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ thuộc địa Đông Dương nhưng cũng là ngôn ngữ của hệ thống trường Pháp tinh tuyển, nơi chiêu nạp cô giữa chốn Sài Gòn hậu thuộc địa. Trong đời viết, cô đương đầu với những bùng nhùng của kí ức vô thức. Những mảnh vụn ảnh hình Việt Nam bất thần lộ hiện, quấy đảo sự lưu loát Pháp ngữ và Pháp văn. Đột ngột, một bóng mờ tóm bắt, cùm chặt lấy cô hay nhất thời làm cô tê liệt.
 

Căn tính chao đảo, ăn khớp với điệu chao đảo của con thuyền trên sóng biển. Không gì kiên cố và khả dĩ phân loại; cô kiếm tìm những tự sự vụn vỡ và sự dịch rối ren. Những chuyển dịch này không đơn thuần hỗn mang, mà còn là những thăm dò và khám phá những bờ bến mới, những ngôn ngữ mới, những tự sự mới về một căn tính giải trung tâm.  
 

Trong văn bản ngắn này, Linda Le khắc họa mình, ngay từ thời thơ ấu, như một kẻ khác, xa lạ, người ngoài với nền văn hóa của chính mình. Sự “pha trộn kì khôi” của tiếng Việt và tiếng Pháp được cất lên ở nhà, những ngôn ngữ được đọc và nghe nơi trường học, trên đường phố, trước màn hình chiếu bóng, và trong những trang thơ, những trang tiểu thuyết đã tạo sinh những tiềm năng mới, những ảnh hình mới, những nếm trải mới. Cái mới thình lình hiện hữu và hiển nhiên hỗn loạn. Bởi tiếng Pháp của cô gói trọn trong những kì vọng và bi kịch gia đình. Cha cô thất vọng khi những cô con gái của mình không trau dồi tri thức văn chương và thi ca Việt. Giữa độ thiếu thời, cô thấy mình như đang bội phản người cha khi càng lúc càng đắm sâu vào ngôn ngữ và văn chương Pháp. Nỗi đau khôn mang là cách cô nói về trải nghiệm bỏ cha ở lại Việt Nam khi di cư cùng họ hàng mình.
 

Cô tới Paris. Bắt đầu đặt bút, những ảnh hình và vụn vỡ từ kí ức, cùng những câu chuyện của Việt Nam, bập bềnh nổi lên bề mặt văn bản. Trong khi gắng gỏi duy trì tính bất khả phân loại – một tâm thế cởi mở đủ đầy – cô dần dà khởi sự gợi khơi những ảnh hình và mẫu đề vô thức đã tuột mất gắn kết, như cô thấy, với riêng một cội rễ nào của khai sinh và gia đình, của ngôn ngữ và thân quyến được xác lập qua vựng từ văn hóa (terroir, trong tiếng Pháp; phần nào giống với quan niệm quê hương của người Việt).
 

Linda Le riêng tư trải nghiệm những vụn vỡ này, nhưng cô cũng khơi tỏ niềm khoái cảm vẹn nguyên của sự lạc lối giữa một môi trường lạ, xuyên qua những mê cung của ngữ pháp lạ và văn bản cũ. Những kí ức vụn rời mà bề mặt choáng váng ôm mang là lời chứng cho những dịch dời sâu kín – phiên dịch bản ngã đang sống đang viết của mình sang những ngôn ngữ khác.  
 

Trong các tiểu luận về lưu đày, Linda Le mời gọi sự để tâm tới vai trò của kẻ làm chứng từ xa, kẻ viết và tạo tác những không gian kì thú mộng mơ từ đổ nát, bằng văn chương, bằng tiểu luận, và bằng cả những suy niệm triết học. Người viết hiếm khi mang dáng dấp những cá thể duy ngã cao vời, mà thường như những kẻ bạn bầu thoáng chốc gặp gỡ bên đường. Ta dừng chân chuyện trò cùng họ, cùng chiêm nghiêm về lưu đày, về sự viết, và về những du hành.

 

Dịch của Thái Hà

 
AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR