To something picturesque beyond the frame
Ngôn từ
Author: Nguyễn Quí Đức
Published on: 9/21/2016 9:33:16 PM

Em nghe tiếng mẹ đẻ của anh
Và ngỡ nước chảy— một ngôn ngữ
mà cả cỏ dại cũng đối đáp theo vần.

Anh không biết chảy ra sao
nhưng đây:
Năm đó hè về
Huế lặng lờ
Xác người 
Nhiều hơn xác ve ve.

Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của em
hơi thở là từ vựng, tinh thần.
Của anh, hơi thở là sự mong manh

Thều thào, thoi thóp.

Trong ngôn ngữ của anh, chết là chuyện thường tình.
Anh không dịch được
điều còn lại:
mất mát.

Ở Huế, chúng anh nói, mất mát, mất mát.

Khi anh nói về khổ đau
Em hiểu anh đã mệt;
Người ta cứ muốn anh thế
để họ tin họ sẽ hiểu thêm chút gì
về mất mát.

Họ sẽ không bao giờ.

Họ đã cướp đi bao nhiêu đất nước:
của em, của anh, và vẫn đang cướp.
Họ cướp cả đất nước của họ
Khỏi tay những công dân của họ.

Rồi họ hỏi mình về những mất mát.

Lắng nghe: trong chòm lá, tiếng gió
Quanh đây còn tiếng oan hồn nỉ non,
Quanh đây còn tiếng oan hồn nỉ non.

Em học cách cầu nguyện
với những hạt tràng thơm. Anh vẫn sống
với mùi hương nhangđốt trong một ngàn tang lễ
hè năm đó ở Huế.

Anh nợ em nhiều hơn những lời tạ lỗi,
nhưng thôi, không nói thêm. Anh đã nói mãi
về ký ức và khổ đau, mô tả chi tiết
về những nơi da bị rạch nát, và những cái sẹo
khó tin, không lành. Và anh đã nói
đến khi không còn biết em là ai.

Anh tạ ơn em, về những lần anh không thấy
Mà em còn nhớ, những lúc anh cứ mù câm.
Mắt anh không thấy gì ngoài những chuyện
đã qua từ lâu. Anh chờ một ngày mai
biết gom mọi phần tách biệt của anh
thành một.

Nước mưa không nhỏ lên mây,
Mấy thuở mưa rơi nước ngược về trời.

Mình nói chuyện lần cuối vào tháng chín
Nhưng em đã quên.

Lần cuối cùng mình nói chuyện
là nói về quỷ dữ sống ở nơi
người lưu vong như mình
giữ kín trong thâm tâm.

Ngôn từ của người lưu vong
không đi đâu được
nên cứ ngược vào bên trong.

Người lưu vong có hai loại –
Một cứ tin vào những ảo vọng
Của đất nước mới, có loại
Chỉ mang ám ảnh về những gì đã để lại sau lưng:

Mất mát, mất mát.

Mẹ của em, trong căn nhà ở miền nam,
thuộc loại thứ nhất—loại có cơ hội.
Bố của em—trên máy bay, trong tuyệt vọng,
Mãi bay về hải đảo, căn nhà thơ ấu—
Chẳng thuộc về đâu cả.

Em đã biết thế, sao lại ngây ngô
Lao vào anh, vào quá khứ của anh?

Anh xin lỗi, mình vướng vào giữa hai loại
mang khát vọng với tương lai, nhưng hục hặc mãi
với quá khứ.
Anh xin lỗi vì anh với em đã biến thành cơn tuyệt vọng.

Em ân cần mường tượng –
Em trong ngôi làng Andalusia nắng sáng
Còn mang tang, quay bọc
giữa những hồn ma nô lệ của kẻ bại trận.
Anh, trong căn nhà quét vôi trắng
Phía xa Marrakesh, gần bờ biển,
Viết thư kể em nghe về sa mạc và nước.

Nước, nước, nước.

Nướctrong ngôn ngữ của anh,
từ ngữ
để nói về quê hương.

Viết cho anh một bài thơ nữa, để nói về
quê hương, của em, của anh, bị họ cướp:
Nước lìa khỏi nguồn.

Viết, cả bằng ngôn ngữ áp đặt
lên bao nhiêu người, nhưng không có từ
để dịch hoặc nói thật
về trạng huống của anh, của em:

Mất nước — mất nước.

Anh và em bị ám ảnh như thế mình thất lạc
khi không có nước, và không có gì thế được nước.

Em, bứng rễ, không neo,
Đang hiểu ra: càng xa anh
càng sớm, em sẽ càng sớm dứt cơn bịnh,
dứt ám ảnh về chiến tranh và mất mát.

Em can đảm mà mường tượng
một cuộc sống riêng nhưng chung: kết nối
lịch sử của hai đất nước
để tạo nên chúng ta.

Mấy thuở mưa rơi nước ngược về trời?

Mình toan tính và rút lui,
Mình là lưu vong—cuộc sống
Chỉ có ký ức—quá khứ.

Ngôn ngữ của người lưu vong
Chỉ có thì đã qua—quá khứ.

Có khi mệt mỏi, anh thây kệ
Người ta sống cứ như thế:
người thì nhân từ, người độc ác.

Mình thì cứ ngỡ sẽ sống với thương yêu
Như khi anh chọn nằm vào phía
Có mặt trăng chiếu sáng
Để cho em có bóng tối
Anh tưởng sẽ mang an lành cho đêm của em.

Trong giấc ngủ, em trở lại với ngôn ngữ
anh không hiểu. Những từ ngữ,
như nhân tình cuộn vào nhau, nhảy múa
theo nhịp thở của anh — thoi thóp,
nhảy múa đúng nhịp với thở than.

Bên ngoài, hoa xương rồng nở rộ
trên thang cấp cứu – nhưng anh che chở em
im lặng về những ký ức hoa xương rồng đánh thức,
về hỏa châu thắp sáng những thân thể trốn chạy
chiếu rõ những giết chóc thời anh còn trẻ.

Nhưng phần lịch sử đó, anh có cố
vẫn không giấu được em. Em mang vào tâm trí,
Mang ác mộng của anh làm ác mộng của mình.

Những kẻ cướp, những người đội mũ xanh,
bộ đồ vét đen, lột trần anh và em—
mất nước.

Về sau, em đi qua từng làng mạc
Cố chuyển ngôn từ lưu vong
Thành thơ. Anh đi từ tường xi lạnh lẽo
hay quét vôi trắng, đến những căn hộ
Trên những sân thượng xa xăm
Một mình đối đầu với sự cô đơn.

Quê hương mà không phải là quê hương.

Mình hóa thành du mục; những thành phố mới
là những sa mạc mình băng qua, không phải
để tìm sự cứu rỗi, vượt cơn đói khát
mà chỉ để tìm chính mình.

Em đã biết thế
Đáng ra phải biết
Không thể có tình yêu.

Không thể có anh và em.

Trời chuyển màu, trăng nhạt,
Hoa xương rồng teo tóp sau một đêm
và rơi rụng. Anh đưa lưỡi nói hết
mọi thớ thịt của em, và chuẩn bị rút lui.
Trước lúc trời sáng,
mình trở lại với cơn im lặng tuyệt vọng.

Không có thể có tình yêu, không có tương lai.

Anh chỉ nhìn thấy quá khứ
Và sẽ không thấy em
Cho đến khi em đã ra đi.

Những người lưu vong như mình
chỉ biết đi lùi trong cuộc sống.

Huế, để đi lùi, là nơi
mẹ anh ra đời. Em sẽ thích
Hương Giang. Nhưng ở Huế
người ta chỉ nói “sông Hương,” giòng sông
chảy khoan thai về phía biển, như thể
một ngàn năm khổ đau
không hề chảy vào giòng nước.

Ở vĩa hè dưới bóng phượng, những nhân tình
thì thầm những câu họ tưởng là mới mẻ
không biết gì về những hồn ma.

Huế là nơi mẹ anh gặp bố anh
biết yêu, và anh chết lần đầu,
mùa xuân khi mà lính chiến giết nhau
chưa đủ ngoài trận mạc.

Những mất mát của anh bắt đầu từ đó
Và vẫn chưa dứt.

Anh vẫn ôm ấp em
như anh ôm ấp Huế.

Nhưng anh với em ôm ấp
Những gì mình thương yêu như ôm ấp mất mát—
Sâu tận ở một nơi những người lưu vong
giữ kín trong thâm tâm.


- Nguyễn Quí Đức
-ảnh của Nguyễn Quốc Thành

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR