I may just be sitting on two stools at the same time, sweetheart
Ban Mai trò chuyện với tác giả “Kinh khuya”
Author: Ban Mai
Published on: 2/24/2016 11:44:18 PM

Ban Mai: Chào anh Tạ Duy Bình, được biết anh là một diễn viên trẻ ở Hà Nội được mời qua Úc dự hội nghị về những người viết kịch trẻ thế giới, năm đó anh 24 tuổi. Lý do vì sao anh xin ở lại và cuộc sống của anh như thế nào để có thể hội nhập với nền văn hóa và ngôn ngữ khác?

 

Tạ Duy Bình: Tôi sang Úc tháng Tám năm 1988 để tham dự hội nghị những người viết kịch trẻ thế giới (International Festival for Young Playwrights) tại thành phố Sydney. Sau khi hội nghị kết thúc, tôi làm đơn xin ở lại. Tôi quay trở lại học lớp 11 và 12 nhưng chỉ học ba môn chính là tiếng Anh, âm nhạc và sân khấu, với mục đích là học tiếng Anh và làm quen với văn hóa, nghệ thuật và sân khấu của Úc. Sau đó tôi làm việc với một số đoàn kịch của Úc trước khi thành lập đoàn kịch Citymoon Theatre năm 1995 cùng người bạn Úc, Bruce Keller. Để hòa nhập và làm việc như một nghệ sĩ sân khấu ở Úc cho một người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt như tôi là một điều rất khó khăn. Tôi phải luôn cố gắng học và tìm hiểu về Anh ngữ và văn hóa Úc, nhưng đồng thời làm sao vẫn giữ được cái riêng của mình trong mỗi vở diễn. 

 

Ban Mai: Tôi hiểu là một nghệ sĩ di dân Việt Nam, chắc chắn anh không dễ dàng tạo chỗ đứng của mình trên sân khấu nước Úc vì sức cạnh tranh cao, tuy nhiên qua thời gian anh đã thành công khi có những vở kịch được biểu diễn ở nhà hát Parramatta Riverside Theatre. Anh cũng đã từng được giải thưởng của hội đồng nghệ thuật tiểu bang New South Wales dành cho những nghệ sĩ xuất sắc thành phố Sydney để khai triển vở kịch “Màu vàng không phải màu vàng”, điều đó chứng tỏ anh là một diễn viên, đạo diễn có cái riêng, cái khác lạ so với những nghệ sĩ khác. Tại sao đang ở lĩnh vực kịch, vì cơ duyên nào anh bước sang lĩnh vực thơ ca, bài thơ đầu tiên của anh làm khi nào? Viết về đề tài gì? và đăng ở đâu?

 

Tạ Duy Bình: Tôi yêu thích thơ ca và âm nhạc trước khi theo học kịch câm tại nhà hát Tuổi Trẻ. Có lẽ vì vậy nên thơ luôn có mặt trong hầu hết các vở kịch tôi viết và dựng ở Úc. Bài thơ đầu tiên tôi viết khi còn ở Việt nam, về tình yêu, và chưa bao giờ đăng. Tôi viết thơ nhiều hơn và khác hơn có lẽ từ khi gặp gỡ anh Hoàng Ngọc Tuấn và nhóm bạn bè văn thơ ở Sydney, sau này trở thành nhóm Tiền Vệ. Thơ của tôi thường đăng trên Tiền Vệ và Da Màu.    

 

Ban Mai:Kinh khuya” gồm 100 trang, in giấy khổ nhỏ xinh xắn, tập thơ được AJAR phát hành 12/2015, với sự biên tập chăm chút của Nhã Thuyên và Kaitlin Rees. Gồm 44 đoản văn, đoản thơ thật ngắn, hết sức cô đọng, nhiều bài thơ mang tính nhạc kịch, đậm chất Thiền. Anh có thể cho biết “Kinh khuya” tập hợp những sáng tác anh viết thời gian nào? Thiền ảnh hưởng như thế nào trong sáng tác của anh?

 

Tạ Duy Bình: “Kinh khuya” gồm những bài thơ tôi viết rải rác từ năm 1998 đến năm 2015. Rất nhiều bài thơ trong “Kinh khuya” được ra đời từ những dự án sân khấu. Tôi đi chùa và ảnh hưởng Phật giáo từ nhỏ. Khi sang Úc, tôi được biết thêm về thiền Vipassana, và sau đó có tham gia nhóm thiền “Sen Búp” ở Sydney thực hành theo phương pháp của thầy Thích Nhất Hạnh. Thỉnh thoảng tôi có chủ định đưa thiền vào thơ, giống như tôi đã đưa thơ vào kịch. Nhưng có nhiều khi, thiền đi vào thơ của tôi tự nhiên từ lúc nào tôi cũng không rõ, cũng có thể do tôi ngồi thiền hàng ngày chăng?   

 

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gifBan Mai: Trong thơ anh đôi khi có chất nhạc kịch và cả hội họa, có những đoản văn anh viết đầy màu sắc như anh đang ném những mảng màu trên khung vải như bài “Màu”. Nhưng khi đọc đến những câu thơ cuối “…chui ra từ lòng mẹ/ khóc khản tiếng/ bố ru con bài hát vàng/ ngủ đi con ngủ cho sâu/ đỏ vàng đen trắng tím nâu…” thì tôi lại liên tưởng đến màu da của con người, có phải vậy không? Thơ anh thường có những liên tưởng bất chợt như vậy. Bên cạnh đó, trong đoản văn “Kiếm gỗ” tôi lại thấy có chất kịch trong bài thơ, giống như một đoạn phim tả về một kiếm khách. Anh có thể kể về tác phẩm này?

 

Tạ Duy Bình: Tôi viết bài thơ “Màu” trong thời gian đang học thạc sĩ về sân khấu tại trường đại học Wollogong vào năm 1999. Tôi đã nghĩ về thân phận của tôi, về thân phận của những người di dân đang sống ở Úc, và về một nền đa văn hóa Úc. Tôi nghĩ về cái được và cái mất, nỗi đau và niềm hạnh phúc trong quá trình hội nhập.

 

Tôi yêu thích võ thuật và đã học qua nhiều môn võ như Vịnh Xuân, Thiếu Lâm và Quyền Anh. Nhưng cũng vì thực hành Đạo Phật khá lâu nên tôi luôn có những suy nghĩ tự mâu thuẫn chính mình giữa “bạo động và bất bạo động”. Có thể “Kiếm gỗ” là một giải pháp tối ưu để tôi vẫn có thể đi trọn niềm đam mê võ thuật nhưng vẫn giữ được tinh thần “bất bạo động” trong Đạo Phật. 

 

Ban Mai: Anh có nhiều bài thơ viết bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh xen kẽ, chẳng hạn các bài như “August”, “I will”, “Sometime I forget”..., câu đầu Việt, câu sau Anh và luân phiên như vậy. Với lối viết xen kẽ, anh có gặp trở ngại trong dòng suy nghĩ khi sử dụng hai ngôn ngữ khi sáng tác?

 

Tạ Duy Bình: Tôi đã sống ở Úc hơn 27 năm, nhiều hơn thời gian tôi sống ở Việt nam. Những năm đầu, tôi thường xuyên suy nghĩ, viết, đọc, nghe, nói bằng tiếng Việt. Dần dần, vì phải sử dụng tiếng Anh nhiều hơn nên tôi bắt đầu thỉnh thoảng suy nghĩ bằng tiếng Anh, và đôi khi nằm mơ cũng bằng tiếng Anh. Có những lúc tôi đang suy nghĩ một bài thơ bằng tiếng Việt thì đột nhiên có những câu chữ tiếng Anh hiện lên. Lúc đầu tôi chuyển những câu tiếng Anh ra tiếng Việt và đưa vào bài thơ đang viết, sau này tôi dung luôn những câu tiếng Anh cho bài thơ. Có nhiều trường hợp những câu tiếng Anh đã gợi mở ra những câu tiếng Việt, và ngược lại, những câu tiếng Việt đã gây cảm hứng cho sự ra đời của những câu tiếng Anh.  

 

Ban Mai: Thơ anh thường mang tính triết lý về thân phận con người trong nỗi cô đơn, cái chết và tình yêu. Trong bài thơ “Đi, về - Về, đi” nói lên hình ảnh phân thân của người di dân, khi loay hoay với hai chữ “quê nhà”, bài thơ như một nốt nhạc buồn. Anh có thể cho biết xuất xứ của bài thơ này?

 

Tạ Duy Bình: Tôi viết bài thơ “Đi, về - Về, đi” trên chuyến máy bay đi/về Việt Nam cuối tháng Ba năm 2009 để thăm bố tôi đang bệnh. Lúc đầu tôi không để ý đến hai chữ “đi” và “về” nhiều, nhưng khi viết được vài dòng tôi mới nhận ra một điều thú vị rằng trong trường hợp của mình, một người Việt Nam đang sống tại Úc, thì chữ “đi” cũng có nghĩa là “về”, và chữ “về” cũng có nghĩa là “đi”. Đi hay Về đều tuyệt vời cả:

 

I just feel something…something…when I say: Đi, về - Về, đi.

Oh! How wonderful…!

 

Ban Mai: “Thiếu vắng một mùi hương lạ cứ hiện về trong giấc mơ /vỗ cánh bay vào bầu trời quen lạ/Tôi cần một đôi cánh để bay/Hãy làm cho tôi một đôi cánh”...  (Bay) Đọc tác phẩm “Kinh khuya” tôi thấy anh thường lặp đi lặp lại hình ảnh đôi cánh trong nhiều bài thơ, anh muốn nói điều gì qua mơ ước được bay?

 

Tạ Duy Bình: Tôi thường có những giấc mơ tôi có thể bay được như chim. Những giấc mơ đó lặp lại rất nhiều lần trong cuộc đời tôi, và đã đi vào trong những bài thơ của tôi. Tôi nghĩ những giấc mơ được bay đó là những giấc mơ về Tự do, một sự Tự do thực sự, vượt ra ngoài tất cả những ràng buộc. Có lẽ bài thơ “Đi ra Ngoài” đã nói lên một phần nào về ước mơ được Bay đó.

....Đi ra ngoài tất cả

Mọi này...mọi kia...mọi trong...mọi ngoài...mọi mới...

mọi cũ...

mọi mòi moi...

để bàn chân

không chạm

mặt Đất

hAy

Bầu trời

......

Ban Mai: Là một người viết sống ở nước ngoài, anh có bao giờ bị áp lực của những điều cấm kỵ vì đạo đức hay thuần phong mỹ tục khi sáng tác?  Nhiều nhà thơ trẻ hiện nay thường đem bộ phận sinh dục vào thơ, với anh, anh nghĩ sao về điều này?

 

Tạ Duy Bình: Tôi tin rằng tôi không bị áp lực của những điều cấm kỵ vì đạo đức hay thuần phong mỹ tục khi sáng tác ở Úc. Nếu có, đó là áp lực do chính mình tạo ra.

Nhiều nhà thơ trẻ hiện nay thường đem bộ phận sinh dục vào thơ và tôi thấy đó là điều tốt và rất bình thường thôi. Văn chương, nghệ thuật nên vượt ra ngoài tất cả những cấm kỵ. 

 

Ban Mai: Trong khi những người viết ở trong nước mong muốn xuất bản sách ở nước ngoài vì kiểm duyệt, tại sao anh lại chọn xuất bản “Kinh khuya” ở Việt Nam, cơ duyên nào anh lại đến với AJAR?

 

Tạ Duy Bình: Tôi may mắn được gặp Nhã Thuyên ở Sydney và sau đó trở thành bạn. Nhã Thuyên đã mời tôi in một tập thơ với AJAR, và tất nhiên là tôi vui lòng đồng ý.

 

Ban Mai: Dự tính sắp tới của anh trong năm mới? Mơ ước của anh bây giờ là gì?

 

Tạ Duy Bình: Sống khỏe mạnh, hạnh phúc, và vẫn luôn mơ ước sẽ thực sự biết bay.

 

Ban Mai: Cảm ơn anh về buổi trò chuyện thú vị này, chúc anh thực hiện được ước mơ của mình.

 

22/01/2016

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR