tất cả chúng ta đều đang học mở tiếng tên mình
Các khách thơ Phạm Minh Đăng và Hải Ngọc giới thiệu
Author: Hải Ngọc
Published on: 10/24/2016 4:52:50 PM

Lời mở của Hải Ngọc 


“Những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ba chủ đề này thường gặp trong những truyền thuyết cổ xưa nhất và hình thành những tổ hợp hình tượng đa dạng nhất, đồng thời cũng chặt chẽ nhất” (Dẫn theo Jean Chevalier & Alain Gheerbrant - Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng & Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội -2002, trang 709).

 

Vừa là khởi nguyên của sự sống, vừa là chung cuộc của thế giới, nước vừa sinh sôi vừa hủy diệt, vừa tha thứ vừa trừng phạt, vừa khốc liệt vừa tinh khôi, vừa ở trong mỗi cơ thể người, là phần kín đáo, riêng tư, chỉ mình ta nghe thấy, cảm thấy lại vừa ở bên ngoài, là thứ để ta quan sát, ngắm nhìn, đắm mình vào, lặn ngụp... Sự hội tụ của vô số những ý nghĩa đối cực khiến nước (cùng những biến thể hết sức phong phú của nó) mãi là một biểu tượng khơi dậy những trầm tưởng và mơ mộng thi ca.

 

Chúng tôi muốn giới thiệu một tuyển chọn đặc biệt gồm năm nhà thơ với những tác phẩm lấy cảm hứng từ những ám ảnh về nước. Sáng tác của năm nhà thơ này, đặt bên cạnh nhau, tạo thành một tự sự mà mốc bắt đầu của tự sự ấy là tập thơ Ngựa biển của Hoàng Hưng. Xuất bản lần đầu vào năm 1988, Ngựa biển xứng đáng được ghi nhận như một sự kiện bước ngoặt của thơ ca Việt Nam hậu chiến. Tập thơ trùng điệp những ám ảnh về biển, về sóng... đưa thơ ca hậu chiến giáp mặt với cõi hoang mang, bồn chồn, khắc khoải và mãnh liệt của vô thức. Thơ ca trở thành sự nắm bắt những trạng thái mơ hồ và bất định nhất mà kinh nghiệm lý tính không thể biểu đạt. Đọc lại Ngựa biển, theo trường liên tưởng về những ý nghĩa của nước, có thể nghĩ về tập thơ như một sự thanh tẩy ngôn ngữ thơ ca, để thứ ngôn ngữ ấy tái sinh với sức mạnh mới, có khả năng chạm sâu vào những gì tăm tối, man dại nhưng cũng đầy sức mê hoặc của nội giới.

 

Sự trôi dạt là một liên tưởng mạnh khác từ “nước”. Trong bài thơ “Chỗ trú” của Đinh Trường Chinh, những ký ức và chấn thương của hành trình lưu vong được khơi thức từ biến thể của nước: “mưa”: “mưa”... “biển”... “máu”... Không có sự thanh tẩy, tái sinh nào để con người có thể rũ sạch quá khứ, không “chỗ trú” nào để con người có thể giấu đi được thời gian, mọi nơi nương náu đều có thể là nơi mắc kẹt, là nơi phải thoát ra. Trôi dạt từ chỗ là một tình trạng lưu đày, cuối cùng lại như một lựa chọn để trở nên vô định vĩnh viễn. “Chỗ trú” của Đinh Trường Chinh được giới thiệu trong tuyển chọn này như một tác phẩm thuộc dòng văn học Việt ngữ về kinh nghiệm chấn thương mà cho đến giờ vẫn còn thiếu những tập hợp hệ thống và nghiên cứu xứng đáng dành cho nó.

 

Hai bài thơ của Nhã Thuyên - “Những giờ khắc đại dương” và “Vị nước” - được lựa chọn trong số này, lại có thể khơi gợi những khoái cảm khác khi tưởng tượng và mơ mộng về nước. Sự không định hình: trên thực tế, Nhã Thuyên luôn chủ ý không gọi tên thể loại cho những gì chị viết; với Nhã Thuyên, viết, đơn giản và sâu xa, là trải nghiệm tự do, là sự hóa lỏng mọi căn cước. Viết, vì thế, pha hòa và mềm mại: với Nhã Thuyên, viết mở không gian cho nhiều tiếng nói vang lên, giao nhau, vì thế những quy tắc của ngữ pháp, sự cố định của các đại từ đều cần phải trở nên uyển chuyển, linh động, thậm chí biến ảo. Viết, như nước, thách thức những giới hạn, nó dẫn dụ vào những trải nghiệm say đắm của nhục cảm.

 

“Chín bài thơ màu xanh, nhưng không có chữ ‘biển’” của Lê Vĩnh Tài có lẽ là một ví dụ để từ đây chúng ta có thể cùng suy ngẫm về những câu hỏi rất khó được đặt cho thơ ca, đặc biệt là thơ Việt Nam đương đại: Làm thế nào để thơ ca không vô can với thời sự, với đời sống mà vẫn có thể bảo vệ được chính mình? Làm thế nào để thơ ca thực hiện được tính chính trị của riêng nó, tính chính trị trong tiếng nói cá nhân của nhà thơ, không bị hòa lẫn vào tiếng nói của đám đông? Làm thế nào để thơ ca có sức mạnh khi nó từ chối là tiếng nói của kẻ mạnh? Làm thế nào để thơ ca nói về sự ô nhiễm mà không làm chính ngôn từ bị ô nhiễm?

 

Tự sự của chúng ta khép lại bằng chùm thơ hai-ku của Đinh Trần Phương lấy cảm hứng từ hình ảnh “nước”. Sau khi cùng lắng nghe những tiếng nói hoang mang, những ẩn ức giày vò, những bồn chồn thao thức, những ưu tư khắc khoải, thơ hai-ku của Đinh Trần Phương mời gọi chúng ta cùng im lặng nghe, nhìn những âm thanh, những hình ảnh của nước. Chính là từ sự nhìn ngắm và lắng nghe nước ấy, những minh triết sâu sắc nhất của nhân loại đã khởi sinh. Với Heraclites ở Hy Lạp. Với Lão Tử ở Trung Hoa. V.v và v.v... Sự hiền minh của nước, ta chỉ có thể phát hiện được bằng sự điềm tĩnh, bằng sự ngây thơ, sự không biết của trẻ thơ. Cần phải nuôi dưỡng nhiều hơn nữa sự không biết ấy. Để mãi mãi còn ngạc nhiên về vũ trụ này, về đời sống này.

Chỉ điều đó mới chống lại được sự khô héo của nhận thức, của cảm xúc, của ngôn từ.

Viết trong những ngày nóng đỉnh điểm mùa hè 2016

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR