Do not write nonsense on the wall [especially poetry]
Đọc “Cảm tình viên” (The Sympathizer) của Nguyễn Thanh Việt
Author: ​Tyler Nguyễn
Published on: 9/21/2016 4:10:56 PM

Sáng ngày 17 tháng 1 năm 1999, khoảng hai trăm người có mặt bên ngoài một cửa hàng băng đĩa nhỏ ở thành phố Westminster, tiểu bang California. Họ sẽ còn tiếp tục ở đó thêm 53 ngày nữa. Ngày 19 tháng 1, Truong Van Tran (Trần Văn Trương), chủ cửa hàng, bị một người trong nhóm chống đối đánh vào sau gáy trong khi ông cố rời khỏi cửa hàng. Người cho ông thuê nhà, Quách Nhứt Danh, một trong những doanh nhân thành đạt nhất của cộng đồng người Việt trên đất Mĩ, bước đầu đã giành phần thắng trọng vụ kiện đòi trát của tòa án yêu cầu Trương trả lại cửa hàng; nhưng trước ACLU (Liên minh tự do dân sự Mĩ) ông Trương lập luận một cách thuyết phục rằng quyền tự do ngôn luận của ông đang bị xâm phạm, và lời tuyên cáo của toà án bị mất giá trị. Trong lúc tìm cách đột nhập vào cửa hàng của mình ngày 1 tháng 3, ông lại bị tấn công lần nữa. Cuối cùng, ông bị bắt vào ngày 5 tháng 3 với tội danh vi phạm bản quyền video, cửa hàng ông bị cảnh sát đóng cửa và bản thân ông phải chịu mức án giam cầm chín mươi ngày trong tù. Tất cả là vì một lá cờ, và một tấm hình.

Không đơn thuần chỉ là một lá cờ và một tấm hình, tất nhiên, mà là cờ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và một bức ảnh Hồ Chí Minh. Cả hai vật này đều bị coi là những thứ đáng nguyền rủa ở vùng ngoại ô Nam California, một trong những trung tâm của cộng đồng người Việt sống lưu vong tại Hoa Kì. Bằng chứng cho thấy sự giảm dần của làn sóng chống đối này kể từ đầu thiên niên kỉ chính là việc Nguyễn Thanh Việt có thể phát hành Cảm tỉnh viên, một cuốn sách được viết từ điểm nhìn của một điệp viên Việt Cộng đang sinh sống tại Mĩ. Người ta thấy ở đây một cái nhìn mới mẻ bậc thầy trong việc đánh giá lại những phạm trù vốn cố định trong văn học Việt Nam lưu vong, đã đem về cho ông giải Pulitzer 2016 dành cho thể loại tiểu thuyết hư cấu.  

Lúc nào cũng vẫn có những cảm tình viên, những người có cảm tình với Đảng hay “fellow travellers” (một cụm từ được người Mĩ sử dụng từ thời McCarthy để chỉ những ai còn đi theo những quan điểm của Đảng Cộng sản trong khi vẫn từ chối việc chính thức gia nhập Đảng) và tình hình còn tệ hại hơn nữa nếu những người này đang sống giữa cộng đồng người Việt lưu vong tại Mĩ. Một số người gia nhập Phái Tân Tả, đấu tranh chống lại (cái được gọi là) Chiến tranh Việt Nam như nó vốn được định danh theo cách ấy, nhưng một khi công cuộc nhập cư diễn ra suôn sẻ và đã thực sự vào guồng, họ hầu như không hành động và né tránh việc lên tiếng hết mức có thể để tránh gây sự chú ý. Vì một lí do hiển nhiên: việc lên tiếng chống lại sự đồng thuận có tính phản động của cộng đồng lưu vong tại Mĩ cũng đồng nghĩa với việc tự chuốc lấy sự khai trừ, nếu không muốn nói có thể còn tệ hại hơn thế nữa. Dương Trọng Lâm, chủ một tờ báo Việt ngữ quy mô nhỏ theo tư tưởng thân cộng Cái Đình Làng, đã bị bắn chết bên ngoài căn hộ của ông tại quận Tenderloin, San Francisco, năm 1981. Nhóm chịu trách nhiệm cho hành vi này là Tổ chức người Việt tiêu diệt Cộng sản và Phục dựng Quốc gia (VOECRN), được thành lập chủ yếu bởi những cựu chỉ huy trong quân đội miền Nam Việt Nam trước đây. Nhóm này sẽ tiếp tục ám sát thêm bốn nhà báo Việt kiều nữa trong vòng chín năm tới. Không một ai trong số những người bị giết là Đảng viên Đảng cộng sản, nhưng tất cả họ đều đã từng viết bài chỉ trích VOECRN, một tổ chức tự xác định mục đích hướng tới là lật đổ chính phủ Việt Nam bằng cách thành lập một phiến quân nổi loạn đóng trụ sở tại Thái Lan. Dù vậy, chưa một cuộc công kích nào nổ ra. Hầu hết mọi hành động trong cuốn sách đều được thực thi dưới sự dàn xếp của một nhóm quân sự hoạt động dưới sự chỉ đạo của một tổ chức tương tự như VOECRN trong nhóm này, người kể chuyện vô danh giữ vị trí trợ lí cho một vị tướng, góp phần quan trọng vào việc thành lập cũng như báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức này. Vì những gì được kể lại trong cuốn sách diễn ra vào những năm đầu tiên ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, chúng ta được chứng kiến hoạt động của tổ chức từ giai đoạn mới hình thành, đang huy động sức người sức của và thậm chí còn đang tiến hành những cuộc hội họp hành lang nhằm kêu gọi các khoản tài trợ bất hợp pháp để tuồn sang Thái Lan. Nhìn chung, vị trí của người kể chuyện trong tổ chức này là giữ vai trò một học giả nghiên cứu văn hóa Mĩ, chịu trách nhiệm báo cáo với một vị tướng về việc người Mĩ đang nhìn những người láng giềng Việt Nam mới dọn đến của họ như thế nào; đồng thời, tất cả những báo cáo về tình hình người Mĩ cũng như về vị tướng này lại được chuyển về tay chính phủ nước Việt Nam thống nhất hiện thời.

Một điều đáng lưu ý là mọi sự kiện trong Cảm tỉnh viên đều dựa trên những sự kiện có thật, không chỉ trong các đường nét về hoàn cảnh lịch sử nói chung, mà cả những tác động của nó lên đời sống chính trị của cộng đồng người Việt lưu vong tại Mĩ. Sức ảnh hưởng của chủ thuyết tuân thủ chính trị đối với cộng đồng này không nên bị phóng đại quá mức, mặc dù trên thực tế nó phần lớn nhận được sự đồng thuận của mọi người hơn là do cưỡng chế. Trong bối cảnh ấy, việc tạo lập một nền văn hóa của người Việt lưu vong đã có nhiều nỗ lực tự phi-chính trị hóa hết mức có thể, khi dần dần từ chối việc chỉ đơn thuần là một câu chuyện kể về những nỗi thống khổ dưới chế độ cộng sản. Rất nhiều nghiên cứu nữ quyền luận của Trịnh Minh-Hà đã hướng đến phê bình việc quá chú trọng đến chủ nghĩa anh hùng trong vô số những tự sự kiểu này. Có thể xem đây là một ngoại lệ đáng chú ý, tuy nhiên, ngay những phê phán của bà cũng thường xuyên bị rút giảm thành việc chỉ trích sự dàn dựng chiến thuật anh hùng chủ nghĩa và lí tưởng quốc gia của chính quyền Việt Nam, chứ không được diễn giải như là sự phê bình lại việc chủ nghĩa anh hùng cũng được sử dụng tương tự như thế nào ở các cộng đồng lưu vong. Khung cốt truyện phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về sự gây dựng tự thân của những cộng đồng lưu vong, những truyện kể về cuộc hành trình và công cuộc tái định cư sau đó của họ trên đất Mĩ, mà trong số đó, The Gangster We Are All Looking For (Tên du đãng tất cả chúng ta đang lùng kiếm) của Lê Thị Diễm Thúy là một ví dụ tuyệt vời.

Cảm tình viên, ở khía cạnh nào đó, có thể nói đơn giản là sự tái cấu trúc hệ thống tự sự của cộng đồng người Việt hải ngoại. Khá nhiều điểm trong cấu trúc tự sự không có gì mới mẻ: câu chuyện bắt đầu từ sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, chuyển sang kể về sự tha hóa và nỗi buồn của đời sống trên đất Mĩ, sự mất mát những dấu chỉ văn hóa và sự tái gây dựng chậm chạp của họ. Thay vì tập trung đi sâu vào cuộc sống hàng ngày như The Gangster We Are All Looking For, Cảm tình viên mở rộng phạm vi ra bên ngoài, hướng đến đời sống của những người mà nhân vật chính vô danh phải nhận nhiệm vụ theo dõi, những người mà anh ta vừa phục tùng vừa phản bội trong tư cách một gián điệp hai mang, và cả những người anh ta đã từng ăn nằm cùng. Là một gián điệp, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều bí mật trở nên rõ ràng trong mắt anh ta, nhưng đồng thời, anh ta cũng sẽ tự cảm thấy chính mình đang nằm ở trung tâm một khối đồ sộ những sự kiện lịch sử mà bản thân mình không hề dự phần theo cách này hay cách khác. Anh chứng kiến sự nghèo túng của các cựu chiến binh, những người vẫn vác trên vai những trọng trách nặng nề trong suốt phần đời còn lại của họ sau cuộc di cư, anh nhìn thấy sự hoang tưởng trong đầu những vị tướng trong quân đội cũ, họ chẳng có việc gì làm hay ho hơn việc quay sang tố giác lẫn nhau, và trên tất cả, anh hiểu được mối hiểu lầm vĩnh cửu của người Mĩ trong những quan niệm không thể lay chuyển được của họ về phương Đông cũng như về những gì mà cụm từ ấy biểu đạt.

Thanh Việt khẳng định trong nhiều phỏng vấn gần đây rằng Cảm tình viên không phải là tác phẩm được viết dành cho người da trắng. Vấn đề ai là độc giả hàm ẩn mà một tác phẩm nghệ thuật hướng tới sẽ tìm được lời giải đáp ngay trong chính cuốn sách, qua chi tiết người kể chuyện được mời tư vấn cho một bộ phim về chiến tranh Việt Nam. Có một điểm tương đồng với Apocalypse Now ở đây, khi nhân vật chính được nhờ tư vấn cho đạo diễn bộ phim này phải làm thế nào để khiến cho phim được dựng “chân thực” nhất có thể. Nhưng anh ta thất bại trong việc can thiệp vào diễn trình của bộ phim với mục đích có thể làm cho những người đồng hương của mình được trình hiện trên màn ảnh dưới một góc nhìn thân thiện hơn. Tuy nhiên, sự thất bại này cũng có mặt thú vị riêng, khi nó cho phép tất cả những người không-da trắng trong cuốn tiểu thuyết đều phải trải nghiệm một nỗi thất vọng ngang nhau trước cách trình hiện của bộ phim. Vị đạo diễn, trong cách biểu đạt tệ hại của ông ta, lần lượt bày ra những điểm khác biệt giữa người thuộc hàng ngũ Việt Cộng so với những người tị nạn chống cộng giờ đây đang phải đóng vai Việt Cộng, cả hai bên đều không ngừng phàn nàn về bộ phim. Lẽ nào ở đây đã có một bước ngoặt mà tại đó, mọi mặc định trước kia đều bị phá vỡ?

Đây không phải là một câu hỏi nặng về lí thuyết: một sự phá vỡ thực sự đã diễn ra gần đây đối với nhóm Thiên kiến (Preoccupations), mà trước đó được gọi dưới cái tên Việt Cộng. Nhóm này tuyên bố đã tự chọn cho mình cách định danh mới này sau khi xem các bộ phim về cuộc chiến tranh Việt Nam (Apocalypse Now có khả năng là một trong số đó), và đi đến quyết định rằng cái tên Việt Cộng, trong mọi hình dung, gần như lúc nào cũng mang hàm ý “hung hăng hiếu chiến” (badass). Họ bắt đầu thực thi kế hoạch hủy bỏ các chương trình đã lên lịch trong năm 2015: trước tiên là một festival tại Melbourne, sau đó là một cuộc triển lãm ở Cao đẳng Oberlin, tại đây, người phụ trách của ngôi trường đã dẫn lại lịch sử phản đối chiến tranh Việt Nam của trường Oberlin như là một lí do để bãi bỏ cuộc triển lãm. Tuy nhiên, sự ngây thơ của nhóm này khi xử lí vấn đề thì không thể che giấu nổi, và ngay trong khi tự kêu gọi mình gánh vác lấy trách nhiệm giải quyết nó, họ vẫn không thể thoát ra ngoài tư tưởng Đông phương luận. Câu chuyện chiến công này gần như đã đi vào hồi kết với một cuộc phỏng vấn chính thống trên tờ Pitchfork, ở đó, họ tuyên bố đổi tên: lúc này Việt Cộng được định danh là “một nhóm phiến loạn khét tiếng tàn bạo chuyên khủng bố người dân Việt Nam”, trong khi không ngừng tán tụng tất cả những ai tham gia vì đã nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hơn hẳn so với trong quá khứ. Tất nhiên, không có bất cứ một ai trong nhóm Việt Cộng được kêu gọi hãy đứng lên biện hộ cho chính bản thân mình, và vô số những nhược điểm của chính phủ Nam Việt trong quá khứ được cho qua; nhưng cộng đồng di cư có lẽ còn hài lòng hơn nữa nếu biết rằng cái nhìn của họ về lịch sử vẫn đang tiếp tục quy định cách hiểu của người Mĩ, và qua cuộc phỏng vấn được dẫn dắt giữa hai người Bắc Mĩ da trắng, có thể thấy người Mĩ sẵn sàng xóa bỏ đi phần xúc cảm vốn được làm giàu bởi trải nghiệm như thế nào. Trong Cảm tình viên, khi những người di dân được mời diễn vai lính Việt Cộng, họ hết sức lưỡng lự cho đến khi được hứa sẽ tăng thêm khoản tiền thù lao. Sau đó, khi được yêu cầu diễn cảnh tra tấn một trong những ngôi sao cùng tham gia đóng phim, họ lại do dự một lần nữa, đến mức phải tạm dừng để hội ý với nhau: “Nhìn xem, có ai thèm quan tâm đến việc ông ta nói gì đâu cơ chứ. Ông ta muốn chúng ta hãy diễn một cách tự nhiên, nhưng chúng ta lại diễn chẳng tự nhiên chút nào. Mẹ kiếp, chúng ta là những thằng Việt Cộng. Rõ chưa?”.

Cảm tình viên là một tác phẩm quan trọng của văn học Việt Nam hải ngoại, nhưng về cơ bản nó vẫn là một câu chuyện bị giới hạn bởi chính vị thế tha hương này. Việc là một Việt Cộng đôi khi khiến nhân vật chính dường như có một sự tự phụ nào đó, cho phép anh ta có được khoảng cách nhất định để nhìn một cách bao quát những trải nghiệm của cộng đồng di dân, và có thể đứng bên ngoài nỗi khốn khổ mù quáng mà sự bần hàn và cảm giác bị kì thị mang lại - những gì vốn được coi là đặc trưng nổi bật của tầng lớp di dân. Anh ta trở thành một số không tròn trĩnh, giống như một bản sao cuốn sách lí thuyết Đông phương luận mà anh ta mang theo bên mình ở khắp mọi nơi để giải mã những mật thư mà anh gửi đi, chính qua đây, cộng đồng di cư có thể tự nhìn lại mình từ một điểm nhìn bên ngoài. Tư tưởng cộng sản của anh vẫn chỉ đóng vai trò một thủ pháp văn chương: nói cách khác, cuộc sống thường nhật ở Việt Nam dưới chính quyền mới mà anh đang phục vụ là điều duy nhất mù mờ trong cái nhìn sắc bén của anh. Anh vẫn là một cảm tình viên, chứ không thể là một kẻ dự phần. Điều này không có gì khó hiểu: đó chỉ là hệ quả tất yếu mà lịch sử đem lại, trong một cuốn sách dường như chẳng bao giờ hoàn tất.

Thanh Việt xuất phát từ giả định rằng việc người Việt phải biết chấp nhận những gì họ đang có chỉ càng lúc càng trở nên tệ hại hơn chẳng khác gì hồi kết của những cuộc cách mạng Pháp hay Mĩ trước kia. Đến cuối tiểu thuyết, người viết mong muốn có thể đưa đến cho người đọc một cảm giác bi kịch chung, một mối cảm thông với tất cả những nỗi đau vỡ mộng đang dần trở nên thấm thía hơn ở cả hai phe. Dù thế nào, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực sự lắng nghe tiếng nói của cả hai bên nếu như không có một lúc nào đó như lúc này, khi những cảm tình viên lộ diện, lên tiếng bằng chính tiếng nói của họ, bằng tiếng Anh, và được lắng nghe. Thậm chí sẽ còn đáng kể hơn với những nỗ lực dịch tác phẩm đang được hứa hẹn gần đây bởi chính Thanh Việt, Đinh Linh cùng với nhiều người khác nữa (bao gồm AJAR press), hướng đến lấp đầy một vực thẳm văn hóa đã đè nặng lên đất nước từ sau cuộc chiến tranh với Mĩ, và vẫn đang không ngừng ngăn cách các tác giả Việt Nam sống trong nước với phần còn lại của thế giới.

Năm 2004, Nguyễn Cao Kỳ trở thành người đầu tiên thuộc tổ chức quân đội Việt Nam Cộng hòa trở về thăm Việt Nam. Trong quãng thời gian sống ở Mĩ trước đó, ông từng làm chủ một quầy rượu ở Westminster, làm việc trong ngành công nghiệp đánh bắt cá ở New Orleans, từng viết hồi kí, và nói chung, được cộng đồng lưu vong tiếp đón nồng hậu bởi cho đến thời điểm ấy, họ vẫn dành cho ông một sự kính trọng đáng kể. Nhưng vì cuộc trở về này, sự lên án ông nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người Việt sinh sống ở các khu vực Tiểu Sài Gòn (Little Saigon). Những người đứng đầu các cộng đồng này thậm chí còn tuyên bố rằng, con gái ông, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, phải bị bắn chết. Kỳ đã lên tiếng kêu gọi sự hòa giải với một đất nước mà ông đã rời bỏ trong chiến tranh và không còn sống trong nó suốt từ 29 năm về trước. Trong khoảng thời gian ông về thăm Việt Nam, một công chức văn phòng làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn với đài BBC rằng, ông Kỳ “cũng giống như những người Việt Nam khác hiện sống ở nước ngoài, đang về quê ăn Tết (Tết Nguyên Đán)”, và rằng “ông muốn trao một khoản tiền của mình cho những người cần nó”. Những phần tử chống cộng trong cộng đồng người Việt lưu vong trên đất Mĩ đang đánh mất đi sự gắn kết nào đó khi chính những đứa con của họ dần rời bỏ các khu Tiểu Sài Gòn: nghịch lí thay, sự đầu tư mà họ bỏ ra để trở nên Mĩ hóa hết mức có thể lại mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn bứt ra khỏi cái cộng đồng đã được định nghĩa một cách cứng nhắc ấy và công khai những quan điểm bất đồng chính kiến. Đã có những người lắng nghe lời kêu gọi của ông Kỳ trong việc hướng về cố hương. Và dẫu điều ấy có thể thực sự diễn ra chăng nữa, những người Việt lưu vong vẫn phải thừa nhận sự giàu có của họ là hơn hẳn so với những người anh em trong nước của mình, dù người Việt ở Mĩ thường xuyên bị xếp vào hàng nghèo đói nhất trong số các nhóm nhân khẩu học châu Á nói chung. Hoàn cảnh này, kết hợp với quyền lực chi phối của họ đối với cách nhìn của lớp người Việt nói tiếng Anh càng làm trầm trọng thêm sự thiếu gắn kết và mối thù hằn vẫn tồn tại từ lâu giữa những người Việt Nam ở bên trong và bên ngoài cộng đồng lưu vong. Vậy trọng trách của những người thuộc cộng đồng lưu vong còn là gì, nếu không phải là hãy thể hiện lập trường riêng của họ, truyền đạt và gửi tiếng nói ấy về với những người Việt đang sống trong nước Việt – họ chẳng thể đơn độc mà làm việc đó.              

 

- Tyler Nguyen
- Thái Hà dịch
- ảnh của
Nguyễn Quốc Thành 

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR