XIN GIỮ VỆ SINH CHUNG…
NƯỚC || WATER || COUNTRY

 

THƯ BIÊN TẬP || LETTER FROM THE EDITORS (English below)

 

 

Nghĩ về nước, ta nghĩ tới ngôn ngữ nào? Nước nghĩa là gì?
 

Thuở đầu lòng, một tồn hữu ẩn mặt, tôi đã được bọc thấm trong nước ối của mẹ. Tôi ở đó, an lành trong bóng tối, không biết điều gì sẽ xảy ra, cho tới khi được sinh ra. Rồi tôi nhận ra mình là một tồn hữu mong manh trong đời. Biết về nước mắt, nước của người, và nước mưa, nước của trời, một thứ nước đẩy từ trong ra ngoài, một đổ từ ngoài vào trong. Người ta nói nước của tự nhiên, một tồn hữu thiên nhiên, của sông suối biển hồ, vốn không màu, không mùi, thuần khiết. Tôi biết những nước khiết, và nước-không-quá-thuần: nước dãinước miếng, nước mũi, nước tiểu và nhiều nữa. Liệu nước của con người có thể thuần khiết vậy chăng?

Và chúng tôi không bao giờ nghĩ về quốc gia, tổ quốc như một ý tưởng trừu tượng khi nghĩ về nước: mình cùng nước, dân mình: người trong một nước. Với dân mình, Việt Nam là một nước, một không gian sống, để yêu thương và bảo bọc, để được bảo bọc trong đó, như lòng mẹ, không phải chỉ như một quốc gia, một cái tên hành chính. Mình có thể an bình sống trong nước mình không?

Khi tôi phát âm từ nước, tôi nghĩ về một đất nước với một bờ biển dài (và nhiều đất nước khác cũng có bờ biển dài, phải không? - tôi băn khoăn họ gọi nước họ ra sao) và tôi hình dung mình bập bềnh một chấm sinh vật trong nước, được an ủi trong nước, một tồn tại buông trôi, với lịch sử, với dâu bể địa hình, trong nước, và thêm nữa, trong đất.

Chúng tôi nói: còn nước, còn tát, còn cuộc sống, còn hi vọng. Và khi không thể chịu được điều gì nữa, chúng tôi viện tới nước: đến nước này rồi, đến giới hạn của nước. Và trong truyện Kiều: nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe - làm sao ta biết được cuộc đời còn làm gì với ta nữa!

    Nghĩ về nước trong tiếng Anh, ngôn ngữ của tôi không có từ nào gắn kết ý tưởng về nước và những ý tưởng về quốc gia, tôi chỉ có thể nghĩ về nó, mà không phải là nghĩ trong nó. Thay vì chìm trong nước, tôi có thể nghĩ về nó chỉ với khoảng cách ngắm nhìn từ những bờ biển. Tôi có thể chỉ hiểu nước tôi sau khi rời nó, trôi dạt trong một ngôn ngữ khác, nơi “đất nước” không phải là đất nước tôi tưởng mình đứng lên, với chân bám trên đất, mà là những vùng nước đã mơn tắm tôi từ thuở lọt lòng, những vùng nước tôi không bao giờ nhận ra sự hiện hữu nước ấy cho tới khi tôi bước ra.

Và tôi nghĩ về nước trong tiếng Trung của Jiao Yingqi trong số này. “Quan niệm của từ luôn thay đổi và những ý nghĩa mới không thể được miêu tả bằng các từ ta có gần đây.” Với ông, những từ như “quốc gia” và “nước” phải kèm thêm những thành phần đương đại; ta phải có thêm từ “ô nhiễm” khi đánh vần từ “nước”. Ta phải đối diện thế giới này bằng ngôn ngữ của ta.
 

Em nghe tiếng mẹ đẻ của anh

Và ngỡ nước chảy—một ngôn ngữ

mà cả cỏ dại cũng đối đáp theo vần.

- Nguyễn Quí Đức

Nghĩ về nước, ta nghĩ về màu sắc gì?

Khi nhìn biển, trò chơi ưa thích của tôi là gắng gọi tên tất cả những khả thể màu của nước, của những con sóng, tất cả các sắc độ màu thay đổi khi mặt trời chuyển dịch hay khi trăng lên. Tôi đồ chừng ta cần thêm nhiều màu sắc cho các tự điển khi gắng hiểu các sắc màu của nước. Biển từng màu trắng trong Odyssey.

Tôi tưởng là màu vang đỏ?

Ừ nhỉ. Tôi cứ luôn tưởng nó màu trắng.

Người nói,

đại dương nói: tôi đổi màu bất tận theo gió, sự cô đơn, nỗi khổ đau và vòng ôm khoáng đạt của sóng

- Nhã Thuyên

Hay là ta có thể nói vừa là vang đỏ vừa là vang trắng, và đôi khi màu rượu rum đen mạnh, và màu lam và xanh lá, và màu lam lá và màu lá lam, và màu của:

mặt trăng tái, hoa hồng vàng, bầu trời tim tím

hoàng hôn vệt son

- Lê Vĩnh Tài

Khi chọn bìa cho ấn bản này, mình đã trăn trở giữa màu nước lam ngọc và màu nâu xám mềm nhẹ ta thấy giờ đây. Thực sự thì màu sắc không phải nhân tố quyết định; nhiều hơn là một hình ảnh tĩnh của một khoảnh khắc chuyển động trong bức điêu khắc nước của Alice Pedroletti đã quyết định giùm ta. Nhưng khi cân nhắc giữa hai lựa chọn, lam hay nâu, tôi đã cảm thấy nước không đơn giản là một từ nhiều ý, nước + đất nước, mà hơn thế, tôi cảm thấy một từ mang nặng những nghĩa cảm giác, cho mắt, cho tai, cho da thịt.

Tôi muốn làm thành một màu mới: màu lam đất, màu lam nhem, để trộn đất và nước, để làm một đất nước, mình tô màu lam đất này ra sao?

Chúng tôi thuộc về nền văn minh lúa nước, sống trên đất và trồng lúa nước, các sử gia nói vậy. Hay trong bài thơ của Tyler Nguyen, Dòng sông chảy tràn ta/ Và vào biển cả. Chúng tôi tới từ đó, những dòng sông chảy qua cả đất nước này, theo bước chân của dân tôi, năm qua năm, hình thành những ruộng đồng, rồi ruộng đồng lại thành những con sông, những con sông ra biển.

Hôm nay, người đã nhắc từ bể dâu trong truyện Kiều.

Trải qua một cuộc bể dâu.

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

- Nguyễn Du

Bãi bể hoá nương dâu. Xưa là biển xanh, nay là đồng dâu tằm. Một câu thơ của Tú Xương: Sông kia rày đã nên đồng. Vật đổi sao dời. Cuộc đời không định trước. Cả sự tiếp diễn của nó. Dòng chảy bất tận của nó.


Làm thế nào hoá lỏng mọi thứ, mọi căn cước, để xoá dần tất cả những ranh giới?
 

Nhưng tôi nghĩ mình cần các ranh giới, đôi khi, như nước cần vật chứa, một cơ thể mang giữ nó. Tôi nghĩ mình cần các ranh giới của quốc gia bởi vì, ít nhất, những ranh giới này giữ gìn các ngôn ngữ khác nhau. Có thể câu hỏi là, làm thế nào để hoá lỏng chính chúng ta, để là “tín đồ của dòng chảy” như Czeslaw Milosz, và ta có thể vượt qua/dịch các ranh giới và các cơ thể lưu giữ ta.

Tôi nghĩ Nguyễn Man Nhiên đã cảm giác dòng chảy lỏng này trong những nương náu của tồn hữu. Trong bài thơ Tôi sống trong ngôi nhà có biển:

tôi là một cơ thể ngập nước

Các ranh giới được xây dựng và xoá bỏ.

Câu chuyện về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quốc gia làm tôi băn khoăn nhiều. Một ngôn ngữ biểu thị một quốc gia, là kho báu quốc gia, nhưng liệu quốc gia có sở hữu nó và dùng nó như một dấu chỉ căn tính của cư dân không? Ngôn ngữ thuộc về dân, những người dùng nó, thuộc về cộng đồng của nó, nơi ôm ấp và nuôi dưỡng nó. Tôi không thể ngừng tự hỏi mình: Nếu tôi là một người Việt ‘thuần tuý’, tôi có thể viết trong một ngôn ngữ khác khi sống ở một nơi không-phải-một-nước-ngoài? Liệu tôi có thể viết trong một ngôn ngữ khác và nói rằng “tôi là một người Việt”, mà không quá ám ảnh về việc không viết bằng tiếng mẹ tôi, về việc phản bội tiếng tôi và làm người ngoài trong một ngôn ngữ khác? Liệu tôi có thể nói yêu người mà không lo lắng quá về việc phát âm sai tên người? Liệu tôi có thể viết trong tiếng của người và liệu người có thể rộng lòng đón nhận tình yêu giới hạn của tôi với tiếng của người? Dường như đó chỉ là hình ảnh mơ hồ tôi vẽ ra về những khả năng của chia sẻ và sự hiểu và bình đẳng và buông phóng, nơi ngôn ngữ là kẻ đồng hành chứ không phải một gánh nặng. Tôi băn khoăn liệu có thể đi lại thanh thơi giữa các quốc gia và các ngôn ngữ, và ta ở đây, ở đó đồng thời. Người có nghĩ đó chỉ là một ảo tưởng, có thể gây hại cho vẻ đẹp và sự khác biệt đa dạng của các ngôn ngữ?

Với tôi, là thiết yếu để mở lòng với cái khác - dù cùng lúc, tôi đón nhận nỗi tổn thương của tôi - như một chiến lược của tiến trình/quá trình dịch. “Chiến lược” dường như không phải một từ đúng. Từ thế nào mới đúng? Tôi chỉ không biết tôi có thể sống và làm việc với “chiến lược”. Tôi thích cách ta nghĩ về các bản dịch như là cách để đi xuyên. Nước có thể đi xuyên, bởi định dạng vô định của nó.


Điều kì diệu, không phải của sự phục sinh, mà của sự viết lại.

- Dao Strom

Hay khi người nói,

trong bản chất của nó, ngôn ngữ lỏng và có thể xuyên thấm. Nó là một ranh giới chuyển dịch; nó mở ra và cho phép tiếp cận cũng ngang bằng việc nó khép lại và ngăn cản sự tiếp cận.
 

Tôi nghĩ ta có thể hiểu được những ngôn ngữ mà ta không biết cũng ngang như ta không thể hiểu được những ngôn ngữ mà ta thực sự biết. Tôi muốn lắng nghe điều tôi không thể hiểu, làm cho tất cả những kiểu dạng của sự biết trở nên mong manh hơn.

- Kaitlin Rees

Và trong cảm giác của dòng chảy, của sự dập dềnh bất tận giữa đây và đó, họ và ta, người và tôi, sự ở giữa tự nó là một trạng thái của tồn hữu và tôi cũng nghe tiếng kêu khẽ của Quyên Nguyễn:
 

tôi ngấp ngóng quanh những cân bằng nhỏ
 

Làm thế nào nước, như một cơ thể không khuôn dạng cơ thể, một hình dạng vô định, một khối hình vô dạng hình, có thể được khuôn khổ lại trong một cuốn sách? Cái vật chứa này chứa gì?
 

Tôi đang đọc bản thảo, tổ chức các nội dung, cố gắng nghĩ về một phạm trù nào đó khi tôi gặp một bài thơ. Có thể sẽ có quá nhiều phạm trù nhưng tôi nghĩ tự chúng sẽ bắt đầu họp nhóm.

Tôi băn khoăn khi bỏ các nội dung vào các phạm trù, ta đang “đóng khung” nước trong những từ về nước.

Nhưng mà, ta vẫn cần có cái gì đó để chứa nước, để mang theo hành trình của mình, phải không?

Để gom lại đôi giọt trôi nổi đây đó, và khi nghe một âm thanh, ta dồn tụ cùng nhau trong một định dạng vô định/một định dạng gỡ khỏi định dạng.

Những giọt sống tan tác rơi, ngôn ngữ người mơn man tôi, xoay tròn chu kì và không ngừng nghỉ, bất tận rỉ rắc từ một cơ thể vào một cơ thể khác, được mang theo và gửi lại đây, đó, một kí ức trầm tích, bài ca vỗ nhẹ dập dìu, những con hồ của những xoáy nước không thoát khỏi, cuối cùng ai sẽ biến tan vào hư không, ai sẽ nhất định còn trở lại.

Những kí ức nước. Mỗi từ ôm chứa, mỗi từ mở ra, một giọt nước trong đại dương, một vũ trụ mênh mông trong một giọt nước.

Những định dạng đổ khuôn cái không thể định dạng, gỡ bỏ định dạng cái đã lên khuôn.

Tôi không biết ai đang nói trong chúng ta. Mình trôi dạt.

Tôi đang ở đây, người đang ở đó, chúng ta đang ở một nước.

                            

                            Hè, 2016

Kaitlin Rees, Nhã Thuyên

AJAR

________________________________________________________________________________
 

Letter from the editors

 

In thinking of nước, which language are you thinking of? What does nước mean?

 

In the beginning, as a hidden being, I was absorbed in the nước ối (amniotic fluid) of my mother. I was there, safe in darkness, unknowing of what would happen, until being born. Then I came to know that I am a vulnerable being in life. To know about nước mắt (tears), the waters of human, and nước mưa (rain), the waters of sky, one pushing from the inside out, one falling from the outside in. We can say the nước of nature, the natural being, of ponds, rivers, seas, which are originally colorless, scentless, pure. I know about this pure nước, and that not-so-pure nướcnước dãi (spit), nước miếng (saliva), nước mũi (snot), nước tiểu (urine) and more. But I wonder if some kinds of human nước could also be that pure?

And we never think of nation as some abstract idea when it comes to nước: we are in the same nước, our people: người trong một nước. Vietnam is a nước for people, as a living space, to love, to protect, and to be protected inside, as in a mother’s womb, not simply a nation or an institutional name. Could we live in peace in our nước?

When I pronounce nước, I think of a country with a long coastline (I wonder how other countries with long coastlines call their nước), and I imagine myself floating there, as a dot of a creature who is alive in nước, consoled in nước, a letting-go being, with its history, its changing geography, its nước, and also, its đất (land).

We have the saying: còn nước, còn tátwhile there's life, there's hope. And we use nước when something no longer feels bearable: đến nước này rồi, having gone to the limit of nước. And in Kiều’s tale: nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe - you never know what this life can do to you.

Nước is many, but in general, nước makes me feel warm, feel cool, feel cold, feel consoled, feel soft, and maybe, free.

In thinking of nước in my English, a language that does not have one word to bind together thoughts of water and thoughts of nation, I can only think about it, not in it. Rather than being submerged in the word, I can think about it only with the distance of watching from the shores. I can only see my nation after leaving it, floating over to another language, where “country” isn’t the country I thought I was standing on, with feet planted on the ground, but rather it is the waters that have been bathing me since birth, waters I never before recognized as waters until I stepped out of them.

And then I think of the nước in the Chinese of Jiao Yingqi in this issue. “The concepts of these words are always changing and the new meanings cannot be described using the words we currently have.” For him, words such as “nation” and “water” must be accompanied by their more contemporary ingredients; we must write the word “pollution” when spelling the word “water”. We must face the world with our language.

 

You hear my native tongue

and think it liquid—a language

in which even wild grasses

reply in rhyme.        

- Nguyễn Quí Đức

 

In thinking of nước, which color are you thinking of?

 

When looking at the sea, my favorite game is trying to name all the possible colors of water, of the waves, all the shades of each color changing when the sun moves or the moon rises up. I guess we need to add more colors to our dictionaries when trying to understand the colors of nước. The sea was white in the Odyssey.

I thought it was red wine?

You are right. I always thought it was white.

You said,

 

the ocean says: i endlessly change color according to the wind, loneliness, misery and the lavish embraces of waves
                         
- Nhã Thuyên

 

Perhaps we could say it is both white wine and red wine, sometimes a strong dark rum, and it is blue and green, greenish blue and bluish green, and the color of:

 

the sallow moon, the yellow rose, the plum colored bosom of sky

smeared a gloaming paint

- Lê Vĩnh Tài

 

In choosing a cover for this issue, we went back and forth between one with an aqua turquoise color and then this one you see of soft brown. Actually the color was not the deciding factor; more it was the moving stillness of a moment of Alice Pedroletti’s water sculpture that made the choice. But in the deliberation between two colors, blue and brown, I felt nước not simply as a word with multiple meanings, water + country, rather, as a word that bears distinct sensory connotations for the eyes, the ears, the skin.

    I want to make a new color: dirty blue, to bring both the đất (land) and the nước together, to make a đất nướchow would you paint a dirty blue?

We belong to a văn minh lúa nước, living on land and planting rice in wet fields, as some historians would say. Or as Tyler Nguyen would say, The river runs through us/ And into the sea. We come from there, the rivers that flow throughout the whole country, following the steps of our people year by year, transforming the fields, the fields transforming the river, the river transforming the sea.

Today you also mentioned the word bể dâu from The tale of Kiều.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

 

Spreading through life's vicissitudes

Things that send the heart into bitter brood.

 

bể [sea]→ dâu [ mulberry field].

There was a blue sea, now a mulberry field. A line of Tú Xương: Sông kia rày đã nên đồng. Things change. Life changes unpredictably. Even its continuity. An eternal flow.

 

How to fluidize everything, every identity, so that all the borders can be erased gradually?

 

But I think we need the borders, sometimes, like water needs a container, a body to hold it. I think we need the borders of nation because, at the very least, those borders hold our different languages. Maybe the question is, how to fluidize ourselves, to be “a worshipper of the flowing” as Czeslaw Milosz, so we can transcend/translate the borders and bodies that hold us.

I think of Nguyễn Man Nhiên who senses this fluidity in the shelters of his being in the poem I live in a house with ocean:

 

I am a body submerged in water

    
   
Borders can be built and erased.


    The story of the relationship between language and nation gives me much wonder. A language represents a nation, it is its treasure, but does a nation therefore own it and use its language as an indication of its people’s identity? Language belongs to the people who use it, to the community that embraces and nurtures it. I can’t help but question myself: As a ‘pure’ Vietnamese, could I write in another language while continuing to be in my not-foreign-country? Could I write in another language and say “I am a Vietnamese,” without being too obsessed with writing in not-my-mother-tongue, betraying my own language and being an outsider in another? Could I say “I love you” without worrying too much about mispronouncing your name? Could I write in your language and could you generously open yourself to perceive my limited love for your language? Somehow it is only in my vague image of possibilities of sharing and understanding and equality and emancipation where languages can be our companions, not our burdens. I wonder if it is possible to openly cross among countries and languages, so we are here and there simultaneously. Do you think it is just an illusion that may do harm to the beauties and differences of languages?

For me it is essential to be open to others – though at the same time embracing my vulnerability – as the strategy of the translation progress/process. “Strategy” seems not the right word. What is the right word? I just don’t know if I can live and do things with “strategy”. I love how we think of translations as one way to đi xuyên - cross a line. Nước can cross all lines, for its formless form.

 

The miracle, not of resurrection, but of the rewrite.

- Dao Strom

 

or you, who says:

 

In its nature, language is permeable and fluid. It is a border but one that shifts; it opens and allows access just as much as it encloses and prevents it.

 

I think we can understand the languages we do not know just as much as we cannot understand the languages we do indeed know. I want to listen to that which I cannot understand, to make all kinds of knowing more vulnerable.
           
- Kaitlin Rees

 

And in the feeling of flow, of ever-constant sway between here and there, between them and us, between you and me, betweenness itself is a state of being and I also hear Quyên Nguyễn’s quiet cry:

 

I long for small equilibriums

 

How can nước, as the bodiless body, the formless form, the unshapeable shape, be framed inside a book? What does the container contain?

 

I am reading through the manuscript, to organize the contents, trying to think of a category as I meet each poem. Maybe it will be too many categories but I think they will start to group themselves.

I wonder if when we make the contents this way we "frame" nước in the words of nước.

Oh but we need to have something to contain nước, to carry along our journey, right?

To gather some drops of water that float here and elsewhere, and when hearing a sound, we conglomerate together in a formless form/an unformed form.

The falling scattered drops of life, your languages bathe us, cyclical and ceaseless, indefinitely leaking from one body to another, carried and deposited here, there, a muddled remembrance, your rhythmic lapping song, pools of an inescapable whirl, who will eventually vanish into the air, who will inevitably return.

Memories of water. Each word contains, each word opens up, a drop of water in the ocean, an immense universe in a drop.

Shapes shape the unshapebale, unshape the shaped

    I don’t know who is speaking in us. We float.

    I am here, you are there, we are in the same nước.

 

Summer, 2016

Kaitlin Rees, Nhã Thuyên

AJAR

 

In this issue || Trong số này:

Alice Pedroletti, Đinh Trần Phương, Hoàng Hưng, Đinh Trường Chinh, Lê Vĩnh Tài, Nhã Thuyên, Kaitlin Rees, Đào Strom, Phạm Thu Hằng, Ana Fortuna, Lưu Minh Hương, Đỗ Lê Anhdao, Lê Đình Nhất Lang, Susan Blanchard, Mai Văn Phấn, Chris Song, Sử Nguyễn, Claire Barnard, Nguyễn Thuý Hằng, Zhu Jian, Cui Yuwei, Nguyễn Minh, Ai Hao, Thái Hà, P.K., Loretta Lopez, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Man Nhiên, Nguyễn Đức Nguyên, Nguyễn Lãm Thắng, Thiên Ngân, Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Thanh Hiện, Thường Quán Nguyễn Tiên Hoàng, Nguyễn Thuỳ Dương, Quyên Nguyễn, Nick Schiff, Phạm Nghĩa Phương, Nur Soliman, Shubnum Khan, Lộ Đức Anh, Pháp Hoan, Yue Xuan, Ouyang Yu, Yang Du, Tiểu Tử Cuồng, Vũ Thành Sơn, David Payne, Vũ Anh Vũ, Hải Yến, Xu Zhe, Trần Băng Khuê, Tyler Nguyễn, Trúc Ty, Ngô Thanh, Phạm Minh Đăng, Trần Ngọc Hiếu, Trần Thu Ngân

 

Editors || Biên tập: Nhã Thuyên & Kaitlin Rees
 

Cover photo || Ảnh bìa: Alice Pedroletti, PARIS, 2015

Action in a Milan public space: water, plastic veil, marble base

Hành động trong không gian công cộng Milan: nước, màng nhựa, bệ cẩm thạch.
 

Cover & book design || Bìa & thiết kế: Trần Thu Ngân 
 

Nước ©2016 by AJAR

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR